Nhà khoa học học cách viết đề cương nghiên cứu

Chuyện viết đề cương nghiên cứu đối với các ngành khoa học thực nghiệm như y học là một nghệ thuật. Ở bên này, chúng tôi từng tham gia các khóa học này trước đây, và nay thì đến lượt mình truyền đạt cho người khác và thế hệ trẻ hơn. Viết đề cương nghiên cứu còn là một kĩ năng cơ bản của một nhà khoa học. Điều đáng buồn là những chuyện cơ bản này phải cần đến sự hướng dẫn của một giáo sư ngoại quốc. Nhưng có còn hơn không. Có được một khóa học như tường thuật trong bản tin sau đây cũng là một đóng góp tích cực. Tuy nhiên, kinh nghiệm tôi cho thấy, một khóa học 2 ngày cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi, chứ học viên vẫn chưa thể viết được một đề cương chỉnh chu theo chuẩn mực của ngoại quốc được. Viết được một đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh đòi hỏi kĩ năng tiếng Anh và kinh nghiệm thực tế, những kĩ năng mà phần lớn các nhà khoa học trong nước còn thiếu.

Một khó khăn nữa là phải thay đổi tư duy và cách làm cũ. Tôi đọc nhiều đề cương nghiên cứu (chỉ trong ngành y thôi) thì thấy tất cả đều có một cấu trúc rất giống nhau và … lạ lùng. Phần đầu là đặt vấn đề, kế đến là tổng hậu sự liệu, rồi sau cùng là phương pháp nghiên cứu. Phần tổng hậu sự liệu là “vui” nhất, vì người ta viết “tràng giang đại hải” về những chuyện rất căn bản, giống như lặp lại những gì sách giáo khoa viết (mà trong y khoa thì sách giáo khoa thì lúc nào cũng lạc hậu), kể cả chẩn đoán, phác đồ điều trị, v.v… Nói chung là chẳng liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Trong khi phần tổng hậu sự liệu tào lao dài cả 5-6 trang thì phần phương pháp thì chỉ 2 hay 3 trang. Các đề cương bên Mĩ hay Úc thì ngược lại: phần dẫn nhập chỉ cao lắm là 3 trang, nhưng phần phương pháp thì dài gấp 3 lần phần dẫn nhập, và phải nói thêm cả phần “track record” của nhà khoa học, tính khả thi, kết quả kì vọng, v.v… Rồi còn có những qui định về mục tiêu nghiên cứu phải có động từ.

Tôi không hiểu sao lại có cấu trúc như thế. Nhưng khi hỏi mấy em thì họ nói “cấp trên” yêu cầu như thế, nên phải viết như thế. Thật là quái đản. Những công thức như thế chỉ có hiệu quả duy nhất là làm thiêu chột sáng tạo của nghiên cứu sinh. Một đề cương như thế thì làm sao nói đến chuyện “hội nhập quốc tế” được. Tôi không biết mấy ông Mĩ giảng dạy về viết đề cương cho đồng nghiệp Việt Nam có biết chuyện này không. Nếu biết chắc họ sẽ rất ngạc nhiên và … mỉm cười.

Mấy năm nay tôi thường viết và nói về cách viết một bài báo khoa học, và có thể tự hào là đã giúp được nhiều bạn trẻ về lĩnh vực này. Tuy nhiên, chỉ giúp họ khi họ công bố quốc tế, chứ còn công bố ở VN thì kẹt ngay, vì qui định ở trong nước rất khác với ngoài này. Có em còn nói với tôi là viết 2 bản: một bản để công bố quốc tế và một bản cho các cấp cao ở trong nước. Thật là một phí phạm thì giờ ghê gớm!

À, mới đây tôi còn nghe chuyện rất lạ lùng là nếu thí sinh nào muốn có bảng điểm trong mấy năm học đại học để làm hồ sơ xin học bổng nước ngoài thì phải trả vài chục triệu đồng (tức vài ngàn đô la Mĩ) như là một chi phí cho trường đại học. Tôi vẫn bán tín bán nghi, chẳng biết có thật hay không, nhưng có người khẳng định là thật. Nếu thật thì giá gì mà cắt cổ lột da như thế ?

NVT

====


Nhà khoa học học cách viết đề cương nghiên cứu
Hơn 300 nhà khoa học tại Hà Nội và TP.HCM vừa được học cách "Xây dựng đề cương nghiên cứu và công bố công trình khoa học". Nhờ đó, cải thiện tình hình nhiều đề cương nghiên cứu chất lượng kém, khó xin tài trợ để nghiên cứu.

Từ thực tế có nhiều đề cương nghiên cứu chất lượng còn kém, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia VN (NAFOSTED) vừa phối hợp với ĐH Missouri (Mỹ) tổ chức hội thảo “Xây dựng đề cương nghiên cứu và công bố công trình khoa học” vào hai ngày 13 và 14/1 tại TP.HCM. Tại hội thảo, các giáo sư (GS) của ĐH Missouri đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm hỗ trợ, hướng dẫn các nhà khoa học VN các vấn đề về kĩ thuật khi viết một đề cương nghiên cứu một cách chi tiết, làm sao để nó có tính cạnh tranh nhất, theo chuẩn quốc tế.

“Thực ra việc xây dựng một đề cương nghiên cứu rất quan trọng. Một nhà khoa học viết đề cương nghiên cứu, mục đích cuối cùng là phải có được tiền tài trợ để nghiên cứu. Không có tiền sẽ không có nghiên cứu.”- ông Phan Hồng Sơn, Giám đốc điều hành NAFOSTED, chia sẻ.

Theo ông Sơn, hội thảo được mở ra nhằm cải thiện thực tế hiện nay là có nhiều đề cương nghiên cứu chất lượng còn kém, thậm chí nhiều vấn đề rất cơ bản nhưng vẫn bị nhầm lẫn. “Mỗi nhà tài trợ khi đưa ra một chương trình tài trợ, bao giờ họ cũng nói rõ các yêu cầu, nhưng nhiều khi các nhà khoa học không chú ý mà cứ nghĩ ra gì, viết ra cái đấy rồi nộp cơ hậu sự trợ đó, mà không biết rằng nó không phù hợp”, ông đưa ra ví dụ.

Bên cạnh chia sẻ các vấn đề về cách viết một bản đề cương nghiên cứu khoa học; ý tưởng khoa học và phương phdẫn giải quyết vấn đề cần nghiên cứu; viết dự toán kinh phí và giải trình mục chi… hiệu quả, các GS Mỹ cũng dành thời gian hướng dẫn, trao đổi trực tiếp về từng đề cương nghiên cứu cụ thể do các nhà khoa học VN ấp ủ và mang đến Hội thảo. Các bản đề cương nghiên cứu xuất sắc nhất được hình thành trong quá trình hội thảo có thể được gợi ý gửi các quỹ khoa học quốc tế để yêu cầu tài trợ.

Kỹ thuật xây dựng một bài báo công bố kết quả nghiên cứu để dễ được các tạp chí khoa học quốc tế chấp nhận đăng tải cũng được các GS Mỹ đưa ra chia sẻ và thảo luận.

Được biết trước đó, hội thảo với nội dung tương tự đã được tổ chức tại HN, thu hút hơn 100 nhà khoa học trong nước tham gia. Hội thảo lần này thu hút hơn 200 người, đối tượng chủ yếu là các nhà khoa học trẻ từ các trường ĐH, viện nghiên cứu..

L.Quỳnh

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét