Minh Phụng

Hôm nay đọc một tin buồn: nghệ sĩ Minh Phụng qua đời. Theo báo chí thì MP sinh năm 1945, tức thọ 64 tuổi ta. So với tuổi thọ của người Việt Nam ngày nay, có thể nói sự ra đi của MP là sớm.


Có lần tôi viết rằng mỗi người Việt mình đều có một “cái quê” trong người, bởi vì suy cho cùng không ai mà không xuất phát từ quê. Với tôi, “quê” là cái làng nhỏ tí tẹo mà mình lớn lên. Mà, ở dưới quê thì không thể nào “thoát” khỏi âm hưởng vọng cổ được. Ở quê tôi, nhà cửa thường cất ven sông, nhà tôi bên này sông, còn nhà hàng xóm thì bên kia sông. Tôi còn nhớ hồi đó, trưa trưa là nhà hàng xóm mở radio để nghe vọng cổ, họ mở âm lượng lớn lắm, đến nổi tôi ở bên này mà cứ mồng một. Cái làn điệu vọng cổ đó nó đi vào mình chẳng biết từ lúc nào và trở thành một hành trang trong cuộc đời của mình.

Hồi xưa khi đi học trên tỉnh thành, tôi không dám nói mình thích vọng cổ vì sợ đám bạn nó chê mình là “dân cải lương”, và hai tiếng cải lương hồi đó đồng nghĩa với cái gì lạc hậu, quê mùa, hay nói như thời nay là “Hai Lúa”. Nhưng lớn lên tôi mới biết đó chính là làn điệu của mình, của dân tộc mình, thì hà cớ gì mình không tự hào mà lại dấu diếm. Tân nhạc là của người ta mình chỉ bắt chước mà thôi, mà bắt chước thì ngàn đời anh vẫn đi sau người ta. Thành ra, bây giờ tôi có thể ngẩng đầu cao nói: tôi thích cải lương, tôi thích vọng cổ.

Một trong những tiếng hát cải lương làm tôi mê hoặc là tiếng hát của Minh Phụng. Tiếng hát trong veo đó không thể nhầm lẫn với bất cứ tiếng hát nào đã chinh phục biết bao lăm người trong quê như tôi. Sau này vẫn có nhiều người bắt chước tiếng hát của MP, nhưng bắt chước thì làm sao bằng “bản gốc” được. Ngay cả sau này ra hải ngoại tôi vẫn sưu tầm mấy bài trước 75 của MP, và nay cũng có cả một kho cải lương.

Minh Phụng đương nhiên là một trong những giọng ca vàng của thập niên vàng của cải lương thời trước 1975. Tuy không phải là vua vọng cổ như Út Trà Ôn (không ai thay thế được ông này), nhưng Minh Phụng chắc chắn được rất rất nhiều người hâm mộ qua những tuồng cải lương nối tiếng một thời như Áo Vũ Cơ Hàn chẳng hạn. Hồi còn nhỏ thấy mấy kép diễn cải lương rất oai phong lẫm liệt, tay cầm kiếm, mặc quần áo như tướng như vua, rồi lại còn bay qua bay lại, tôi có thời mơ mình được … bay.

Hôm nay, thấy một người tài ra đi, tôi không khỏi ngậm ngùi cho tương lai của nghệ thuật cải lương ở nước ta. Thời bây giờ ít người trẻ -- có nhưng mà ít – đi xem cải lương. Nhiều nghệ sĩ than là không biết cải lương sẽ sống được bao lâu nữa, vì những nghệ sĩ vàng lần lượt ra đi hay sắp ra đi. Tôi thì theo thuyết “hết xuống lại lên”, tôi nghĩ cải lương sẽ có ngày cất cánh sau khi kinh tế ta khá lên và đời sống người dân ổn định. Đến lúc đó thì chắc Minh Phụng ở suối vàng có thể mỉm cười thấy hậu duệ của mình duy trì nền nghệ thuật dân tộc và rất độc đáo này.

NVT

http://65.45.193.26:8026/cms/acct/vietweekly/issues/vw3n49/minhPhung.html

Minh Phụng

Tiểu Minh Tinh

Có ai đã từng nói “tài năng hay có những dĩ vãng phi thường”. “Dĩ vãng phi thường” ở đây không phải theo nghĩa người đó được may mắn sinh ra trong một gia đình quyền thế, dư thừa điều kiện theo đuổi tới cùng mọi đam mê, mà ngược lại, trong tận cùng của hố thẳm đen tối tương lai, họ vẫn miệt mài vươn tới mỗi ngày bằng tấm lòng đam mê và những giọt mồ hôi tập luyện khổ nhọc. Có lúc phải trả bằng vết bầm, bằng huyết lệ cho niềm khao khát của chính mình. Bị đánh, bị đập... vì không tiền mua được một tấm vé vào xem những tài năng, những thần tượng của mình, đành phải leo tường, xé rào... để được nhìn tận mặt, học từng lối nói, cách diễn, hoặc được nhìn chỉ một nụ cười của thần tượng đó ngoài đời thường.

Cậu bé Nguyễn Văn Hoài (nghệ sĩ Minh Phụng sau này) cũng bắt đầu từ những khởi điểm đơn độc đó. Nhà nghèo với mười Các bạn em, ban ngày đi học, bốn giờ sáng phải dậy để ra chợ bán cá, bán khóm, bán bánh mì phụ đỡ Mẹ hiền. Nghề gì cực khổ nhất cậu bé cũng đã trải qua. Có khi sáng dậy tới trường Trương Công Định trễ, bị thầy giáo bắt quỳ dưới cột cờ, nước mắt chan hòa. Mỗi chiều đi học về, cậu bé còn phải đi bán phụ thêm đậu rang, bánh chuối... Thấy nhóm người nào họp lại hát ca cải lương tài tử, đàn địch um xùm là cậu buông mọi thứ để chúi người vào thưởng thức. Thấy thằng bé mặt mày đẹp trai, ngoan ngoãn… nhiều chưng, nhiều chú cho vào ngồi ké nghe. Oâi tiếng đàn bầu, đàn kìm nghe ảo não nhưng tình tự làm sao. Và khi tiếng vọng cổ của chú Tư Xuân hàng xóm cất lên rồi dứt, cậu cùng bà con trong xóm vỗ tay rầm rầm. Cậu bé Hoài còn giỏi về ca tân nhạc. Lúc đó là thời của nhạc Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết với Trăng Rụng Xuống Cầu, Khúc Ca Ngày Mùa… được giới bình dân hát nguyên bản, hát đổi lời... ở mọi nơi mọi chỗ. Hoài hát giỏi, mặt duyên dáng… nên mỗi lần hàng xóm tổ chức “hùn” ăn cháo gà rồi sau đó trống kèn ca hát, cậu bé lúc nào cũng được mời trước nhất. Nhớ nhất là những ngày bán ế, người chung quanh biết tài hát hay của Hoài bèn nói “Mày hát đi, hát rồi tụi tao mua cho”. Thế là hát, và bán được thêm hàng.
Hoài có khiếu về nhạc, chỉ mười ba tuổi, nghe trên đài phát thanh nhà kế bên, cậu bé thuộc hết mấy bài ca của Thanh Hải, Hữu Phước hoặc của Uùt Bạch Lan, Uùt Trà Oân, các bài Gánh chè khuya, Tình anh bán chiếu, Tấn Quỳnh khóc bạn, Em bé bán trà... Cậu bé thuộc từng lời từng chữ bài ca nhuyễn nhừ hơn cả bài học hàng ngày. Những ngày trong trường Nguyễn Đình Chiểu của thành phố Mỹ Tho sắp nghỉ lễ, thầy giáo tổ chức văn nghệ ca hát giữa các em trong lớp với nhau, lúc nào Nguyễn Văn Hoài cũng là người đầu tiên được mọi người đề cử lên hát. Lúc này, buổi chiều đi học về, Hoài tranh thủ chạy ra sân banh quần vợt làm thêm nghề lượm banh, vì kiếm thêm tiền một phần, nhưng chính là để nhìn tận mặt cầu thủ kiêm danh ca Hữu Phước xách vợt vào sân. Thời đó, đầu thập niên 60, những tên tuổi Uùt Trà Oân, Hữu Phước... là những tên tuổi thần tượng lẫy lừng trong lòng cậu bé Hoài, và nếu được có cơ hội gặp gỡ ngoài đời dù chỉ là giây phút, quả là một hạnh phúc vô bờ.

Trong suốt thời gian được góp mặt, góp tiếng đó đây… cậu bé Nguyễn Văn Hoài may mắn quen được soạn giả Hương Huyền. Nhân cơ hội đoàn Tân Đô đang tập tuồng ở đình Điều Hòa, cậu ngỏ ý đi theo đoàn hát. Sau khi nhìn sắc vóc, diện mạo lẫn thử tiếng ca... soạn giả Hương Huyền vui vẻ đưa Anh đến gặp ngay ông bầu Công Tạo. May mà lúc này đoàn Tân Đô đang tập tuồng Bến Tang Thương cần vai một ông sư. Vai nhà sư này Anh không thích lắm nhưng miễn sao được lên sân khấu là hạnh phúc lắm rồi. Và buổi diễn đầu tiên của “nhà sư” Minh Phụng với vở Bến Tang Thương, Anh còn nhớ như in là tại rạp Viễn Trường (Mỹ Tho) năm 1962, lúc Anh vừa tròn 17 tuổi. Lúc đó, Anh đang quen với người bạn gái rất dễ thương, để lấy lòng nàng, Anh đặt nghệ danh đi hát cho mình bằng tên hai đứa cháu của cô bạn gái. Một người tên Minh, một kẻ tên Phụng... từ đó nghệ danh Minh Phụng theo Anh suốt 43 năm trời dài đăng đẳng.

Sau Tân Đô, cuộc đời đưa đẩy Minh Phụng đến với những đoàn hát nhỏ khác như Hoa Thảo – Hậu Tấn, rồi đoàn Thanh Phương. Phút giây Anh không thể nào quên với đoàn Thanh Phương là khi được giao vai chánh – dũng sĩ Ai Dũng Phương – một chàng trai Ai Cập – trong vở tuồng Bên Cầu Định Mệnh. Giọng ca lanh lảnh cao vút và nét đẹp trai của kép mùi Minh Phụng đã thu hút người đến xem tuồng này mỗi đêm càng nhiều.

Đầu năm 1964, Minh Phụng luân lưu về đoàn Quốc Việt, và thời gian ở đoàn này, Anh đã quen và yêu thầm cô đào hát Kiều Tiên. Có một cây viết văn nghệ kịch trường thuật lại sự kiện này như sau: “Hồi tuổi 20, tánh Minh Phụng nhút nhát, chỉ lén nhìn Kiều Tiên diễn trên sân khấu, vì Anh chuyên đóng vai lão, còn chị đóng vai đào; giỏi lắm chỉ dám hỏi thăm chuyện gia đình hoặc bàn bạc về vai diễn. Mưa dầm thấm lâu, tình ái bén rễ. Năm đó chị 17 tuổi, tóc để ngang vai, nụ cười xinh xắn, nét mặt hồn nhiên… Minh Phụng yêu Kiều Tiên bởi tính thông minh, học đâu nhớ đó, thầy tuồng chỉ nói qua một lần là chị làm được. Đến cuối năm 1964, Anh được gánh đại bang Thủ Đô của ông bầu Ba Bảng mời về hát. Đối với một kép hát vô danh như Minh Phụng lúc đó, được bầu gánh đại bang mời là niềm tự hào. Không dám báo cho ai biết, vì nếu bầu của đoàn Quốc Việt biết sẽ làm khó làm dễ, anh lén trốn đi. Hôm đưa tiễn gặp nhau, Kiều Tiên khóc thật nhiều khi nghe anh hứa chừng nào nổi tiếng anh sẽ về cưới chị. Nhưng rồi lời hẹn thề giống như một cơn mưa. Những năm tháng phấn đấu với nghề hát, Minh Phụng đã có một mối tình khác trong khi chị Kiều Tiên vẫn ở vậy. Lúc đó, Anh không giấu được tâm hồn xao động mỗi khi có người nhắc đến Kiều Tiên, song hoàn cảnh và duyên số đã cuốn Anh đi đến cuộc hôn nhân với một người nghệ sĩ khác, và có 3 mặt con với cuộc tình này”.

Đến cuối năm 1964, sau khi rời đoàn Quốc Việt, một bước nhảy vọt khá xa khi tên tuổi kép Minh Phụng lọt vào mắt ông bầu Ba Bảng – chủ nhân đoàn Thủ Đô, một đại ban nổi tiếng ai ai cũng biết. Chỉ cần xuất hiện vài đêm trong vai chánh những vở Sầu Quan Aûi, Hoa Chiều Hương Muộn, Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ, Mây Trôi Về Phương Cũ... tên tuổi Minh Phụng lên như diều gặp gió. Và tất nhiên, Anh sẽ là đích nhắm trên đường tìm tòi các tài năng của các ông bà bầu uy tín nhất lúc bấy giờ của các sân khấu cải lương miền Nam.

Thời điểm đó, đoàn Kim Chung của bầu Long tạo dựng được 5 đoàn, vừa hát ở Sài Gòn, vừa đi trình diễn ở các tỉnh miền Nam và Trung. Chỉ cần nhìn thấy sắc diện, và nghe làn hơi cao vút của Minh Phụng, không cần suy nghĩ, bầu Long đã hạ bút ký một hợp đồng dài hạn cho Anh. Các vai chánh đều giao cho Anh, và lần lượt Minh Phụng sánh vai cùng những người bạn diễn rất nổi tiếng như Uùt Bạch Lan (tuồng Trinh Tiết Một Loài Hoa), Mỹ Châu (Bích Vân Cung Kỳ Aùn), Diệu Hiền... và đến thời điểm 1970, khi đóng cặp với Lệ Thủy trong những vở Xin Một Lần Yêu Nhau, Kiếp Nào Có Yêu Nhau... tên tuổi Minh Phụng đã ở trên một đỉnh cao chót vót của nghệ thuật.
Trên mười năm làm mưa làm gió ở các sân khấu cải lương miền Nam, Minh Phụng đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong các vở tuồng hương xa như Xin Một Lần Yêu Nhau, Hỏa Sơn Thần Nữ, Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Băng Tuyền Nữ Chúa… mà ấn tượng nhất là vai “Aùo Vũ Cơ Hàn” trong vở Tâm Sự Loài Chim Biển của soạn giả Yên Lang.

Năm 1976, mái ấm gia đình Minh Phụng tan rã bởi một vài biến cố cuộc đời. Minh Phụng tham gia đoàn Hương Mùa Thu của ông bầu Thu An, soạn giả của những vở tuồng nổi tiếng Con Cò Trắng, Gánh Cỏ Sông Hàn… Thời gian này, Kiều Tiên cũng tình cờ được mời về gánh hát này và đến cuối năm 1977, hai người mới chính thức chung sống với nhau, và hơn một năm sau, bé Y Phụng ra đời.

Tính đến nay, đã suốt 43 năm rong ruổi trên con đường nghệ thuật miệt mài… để đánh dấu những kỷ niệm ân tình của tiếng hát Minh Phụng với khán thính giả hải ngoại, một đêm cải lương thật giá trị với sự góp mặt của các tài danh sân khấu cổ nhạc như Tài Linh, Cẩm Tiên, Châu Thanh, Tuấn Châu, Kiều Tiên… đặc biệt là sự xuất hiện bất ngờ của ngôi sao “cải lương chi bảo” Bạch Tuyết cùng với Minh Phụng trong một trích đoạn ấn tượng bao lâu nay có tên Mùa Thu Lá Bay vào đúng 6 giờ chiều, Chủ Nhật ngày 11 tháng 12 năm 2005, tại nhà hàng Seafood Kingdom. Phần điều khiển chương trình sẽ do MC Trần Quốc Bảo và Anh Lê Bá Chư phụ trách.

Xem thêm: Trị liệu bằng tế bào gốc: triển vọng và quan tâm
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét