Một giáo sư ở Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội làm một thí nghiệm “thú vị”: họ ngâm trái đu đủ xanh vào nước dung dịch, tiêm dung dịch vào cuống, bôi đều lên vỏ quả. Sau 17 giờ đồng hồ ngâm, tiêm, bôi qua dung dịch có pha thuốc “thúc chín tố”, quả đu đủ không có biến đổi gì đáng kể. Vị giáo sư hóa kết luận: “Dùng với liều lượng vừa phải thì không có vấn đề gì” và đề nghị cơ quan chức năng “đưa ra quy trình sử dụng” đối với loại thuốc này.
Thí nghiệm này nhằm mục đích “phản nghiệm” một bài báo tường thuật rằng đu đủ, chuối ở đây đều sử dụng loại thuốc làm chín hoa quả. Sau khi thu mua về họ mang về nhúng vào một thùng nước đã pha sẵn thuốc, sau đó xếp gọn gàng lại và phủ nilon hoặc bì tải, sáng hôm sau là có quả chín vàng.
Tôi rất ngạc nhiên với một thí nghiệm đơn giản như thế mà đã đi đến đề nghị! Chưa biết qui trình thí nghiệm được thiết kế như thế nào, dung dịch với hóa chất gì và liều lượng bao lăm, quả được bảo quản trong điều kiện nào, và đánh giá kết quả “biến đổi” như thế nào … Nói chung các chi tiết về kĩ thuật hoàn toàn không được mô tả cho đáng tin cậy mà đã đi đến kết luận sớm quá! Thật là nguy hiểm!
Không ai làm thí nghiệm mà không lặp lại vài lần (repeatibility), và mỗi lần không ai làm thí nghiệm chỉ trên một quả hay trái cây (sample size). Thật là ngạc nhiên khi thấy một thí nghiệm giống như mì ăn liền như thế lại được báo chí nhắc đến. Có lẽ đó cũng là một tín hiệu về nền khoa học nước ta.
NVT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét