Hôm nay đọc trên blog của Võ Đắc Danh (một nhà văn ở Cà Mau mà tôi hay đọc những kí sự của anh về miền Tây) một lời kêu trời. Tôi không biết phải bình luận gì thêm, mà chỉ biết kêu “Trời đất ơi”!
Tôi chỉ thấy mình may mắn không phải thi mấy môn này, chứ nếu thi thì chắc chắn tôi sẽ rớt. Xin chia buồn cùng con gái của Võ Đắc Danh và những em nào đang phải “chiến đấu” với những đề thi như vầy.
NVT
Trời Ơi Là Trời !
Chiều nay, con gái tôi - sinh viên năm thứ Tư - phải thi giữa học kỳ với những câu hỏi sau đây:
1-Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học ?
2-Những điều kiện kinh tế xã hội khoa học tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và vai trò của Mác-Anghen đối với sự ra đời đó?
3-Trình bày cơ sở khách quan quy định sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân, liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam ?
4-Tại sao nói quá độ lên chủ nghĩa xã hội khoa học là sự lựa chọn duy nhất đúng? Trình bày mục tiêu, phương hướng của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Biết rằng kêu trời không thấu, định kêu Bộ Giáo Dục, nhưng lại nghĩ, Bộ chính là nơi biên soạn giáo trình nầy.
Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc. (GIÁO SƯ HOÀNG TỤY - DÂN TRÍ ĐIỆN TỬ )
Comments:
Tôi, một nhà giáo dạy ở Đại học, từng nhiều lấn nói với bạn bè: thật là một sự phí phạm khủng khiếp cho đại học Việt Nam . Nếu tôi có quyền (với chữ "nếu", người ta có thể bỏ cả Paris vào một cái chai- ngạn ngữ Pháp), tôi đề nghị nhà nước cứ trả lương đàng hoàng, với phụ cấp cao (cứ lấy tiền ngân sách, vô tư đi), cho cán bộ giảng dạy các môn Mác-Lê, để các vị ấy yên tâm ngồi nghiên cứu, viết lách và công bố (in luôn, không băn khoăn, cũng lấy tiền ngân sách), hội thảo khoa học v.v. Làm gì cũng được, chỉ xin đừng có đè con người ta ra mà dạy, mà bắt thi như cái kiểu xưa nay. Nhà nước có thể bỏ ra một khoản tiền lớn, nuôi những người dạy môn này đến về hưu, rồi lĩnh lương hưu, đến chết thì thôi, bao lăm tiền ngân sách cũng không tiếc. Như vậy thì thật là hồng phúc cho nước nhà.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét