Sức sống của bản di chúc

Đọc bài 40 năm - sức sống của bản di chúc này tôi thấy giọng văn có vẻ cảm tính quá. Vấn đề đặt ra là Đảng và Nhà nước đã thực hiện di chúc của cụ Hồ ra sao và đến đâu. Một trong những điều rất cá nhân mà ông cụ có viết trong bản gốc của di chúc là [1]:


Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điều phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hoả táng”. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến. Và như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “diện táng” cũng tốt hơn.

Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành, một hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung, một hộp cho miền Nam. 

Đồng bào mỗi miền nên chọn 1 quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả không nên có bia đá, tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rải, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.”


Ấy thế mà người ta có thực hiện theo lời trăng trối của ông cụ đâu! Ngay cả di chúc (và ngày qua đời) của ông cụ mà người ta còn sửa thì quả là hết ý! Như vậy thì sao nói là “sức sống của bản di chúc” được?

NVTuan

[1] Chú ý đoạn trên đây của ông cụ bị sửa thành:


VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.”

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét