Vấn đề đo lường melamine

Hôm nay thấy trên VNN có đưa tin về việc “Bộ Y tế cơ bản đã kiểm soát được sữa nhiễm melamine!” (họ dùng chấm thang). Tôi thì chỉ chú ý đến khâu kĩ thuật qua câu phát biểu này của một quan chức y tế:

“Hỏi: Một vấn đề đang khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh sữa đau đầu là kết quả xét nghiệm trái ngược nhau. Thứ trưởng giải thích sao về việc này, bởi nếu xét nghiệm không đồng nhất, chính xác sẽ rất thiệt hại cho doanh nghiệp?

Trả lời: Không loại trừ yếu tố kỹ thuật trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, việc xét nghiệm phải có tính đồng nhất, nghĩa là phải lấy mẫu trên cùng lô hàng, trên cùng sản phẩm, quy cách đóng gói, định lượng bao gói... Để khâu kiểm nghiệm được khách quan, chính xác, Bộ Y tế đã đề nghị 3 trung tâm là đơn vị trung gian thực hiện lại các xét nghiệm khi có kết quả khác nhau.

Đó là Trung tâm kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng 3 (TT3) và Viện Vệ sinh y tế công cộng (TP.HCM). Nếu một trong 3 phòng thí nghiệm nói trên cho kết quả vẫn bị khiếu nại thì 2 phòng thí nghiệm còn lại sẽ có nhiệm vụ kiểm tra chéo.


Tôi cũng lưu ý, các doanh nghiệp khi lấy mẫu đi xét nghiệm phải theo đúng quy trình và có sự giám sát của cơ quan chức năng để đảm bảo tính trung thực, chính xác.”

Khái niệm chính xác và tin cậy ở đây rất quan trọng. Một phương pháp đo lường có thể có độ tin cậy rất cao, nhưng không chính xác; ngược lại có khi một phương pháp đo lường rất chính xác nhưng không có độ tin cậy cao. Thành ra, một phương pháp đo lường lí tưởng đòi hỏi phải vừa chính xác và tin cậy cao để không cho ra kết quả sai và làm hại doanh nghiệp.

Thế thì câu hỏi đặt ra là độ chính xác và tin cậy của phương pháp đo lường của 3 trung tâm trên là bao lăm? Ai kiểm tra độ tin cậy và chính xác? Chúng ta chưa có câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng này. Chúng ta cũng không biết họ sử dụng phương pháp đo lường gì.

Phương pháp đo lường đắt tiền nhất hiện nay là Mass Spec (nhưng tôi nghĩ chắc VN mình chưa có máy móc và kĩ thuật để dùng MS). Nếu sử dụng phương pháp đo lường Kjeldahl và Dumas được sử dụng thì khó mà nói là hoàn toàn chính xác được. Tôi thấy trong y văn có một nghiên cứu so sánh hai phương pháp Kjeldahl và Dumas trong việc đo lường lượng nitrogen trong thịt heo, gà, trừu và bò. Kết quả xét nghiệm 21 mẫu thịt cho ra kết quả như sau:

Mẫu
Phương pháp Dumas
Phương pháp Kjeldahl
Dumas vs Kjeldahl
Trung bình (%N m/m)
Độ lệch chuẩn
Hệ số biến thiên (%)
Trung bình (%N m/m)
Độ lệch chuẩn
Hệ số biến thiên (%)
1
3.184
0.075
2.36
3.176
0.040
1.26
0.008
2
2.736
0.084
3.07
2.756
0.075
2.72
-0.020
3
2.402
0.069
2.87
2.419
0.052
2.15
-0.017
4
1.967
0.094
4.78
2.001
0.040
2.00
-0.034
5
1.682
0.044
2.62
1.688
0.024
1.42
-0.006
6
3.365
0.089
2.64
3.360
0.068
2.02
0.005
7
2.846
0.081
2.85
2.811
0.061
2.17
0.035
8
2.359
0.067
2.84
2.372
0.068
2.87
-0.013
9
1.844
0.044
2.39
1.855
0.035
1.89
-0.011
10
1.483
0.078
5.26
1.493
0.031
2.08
-0.010
11
3.958
0.048
1.21
3.924
0.058
1.48
0.034
12
3.442
0.062
1.80
3.432
0.041
1.19
0.010
13
2.966
0.067
2.26
2.947
0.047
1.59
0.019
14
2.411
0.055
2.28
2.395
0.032
1.34
0.016
15
2.151
0.051
2.37
2.129
0.029
1.36
0.022
16
3.121
0.079
2.53
3.100
0.052
1.68
0.021
17
2.765
0.063
2.28
2.734
0.074
2.71
0.031
18
2.467
0.070
2.84
2.466
0.049
1.99
0.001
19
2.178
0.064
2.94
2.175
0.089
4.09
0.003
20
1.873
0.049
2.62
1.864
0.051
2.74
0.009
Nguồn: M Thompson et al. Meat Science 2004; 68:631-4.
Thấy gì trong kết quả trên? Tính trung bình hệ số biến thiên của phương pháp Dumas là 2.7% và Kjeldahl là 2.1%. Tính trung bình độ khác biệt đo lường giữa hai phương pháp rất thấp (chỉ khoảng 0.2%). Như vậy, các dữ liệu trên đây cho thấy đo lường nitrogen trong thịt khá chính xác, nhưng độ tin cậy thì chưa cao mấy.

Xin nhắc lại đó là kết quả đo lường nitrogen trong thịt, chúng ta chưa biết độ chính xác và tin cậy về đo lường melamine trong sữa nước và sữa bột là bao lăm. Nhưng nếu độ tin cậy và chính xác đo lường melamine trong sữa là 2%, thì tôi nghĩ nếu một mẫu sữa có nồng độ melamine thấp như 5 ppm hay 10 ppm thì rất khó mà kết luận chính xác độ phơi nhiễm melamine trong sữa. Cần phải minh bạch hơn về độ chính xác và tin cậy của các labô đo lường melamine trong nước để đảm bảo công bằng cho công chúng và doanh nghiệp.

NVT

Ghi thêm: Viết xong entry này tôi tìm được một paper khác có thể trả lời câu hỏi reproducibility của phương pháp ước lượng melamine trong thực phẩm. Theo bài báo công bố trên tập san Food Additives and Contaminants mới tháng 10/2008 (trang 1208–1215) thì sử dụng phương pháp MS, kết quả là:

"The method at the 100 mcg/kg level had a recovery in the range of 97–112% and 96–109% for melamine and for cyanuric acid, respectively. The coefficient of variation at this level for melamine was between 2% and 5% and that for cyanuric acid was 3–6%."

Như vậy, độ tin cậy của đo lường là khoảng 2-6%. Nhưng đó là phương pháp MS (rất chính xác và chuẩn, nhưng cũng đắt tiền), còn các phương pháp thô sơ hơn như Elisa thì chắc độ tin cậy còn thấp hơn. Nói tóm lại, việc xác định nồng độ melamine trong thực phẩm vẫn còn sai sót, và diễn giải kết quả xét nghiệm càng không đơn giản, dù sai sót chỉ 2-6%, nhưng đây là một vấn đề kĩ thuật khác.
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét