Lãnh đạo WHO, Tiến sỹ Margaret Chan, gọi đây là "một trong những thành công lớn nhất có thể đạt được trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng".
"Đây là một chiến thắng lớn trong cuộc chiến lâu dài chống lại HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, là một bước quan trọng hướng tới việc có một thế hệ không còn AIDS". Ông tin tưởng: "Việc kết thúc đại dịch AIDS là điều có thể".
Đây là kết quả của 10 năm nỗ lực giúp các phụ nữ mang thai được chăm sóc tiền sinh sản sớm, xét nghiệm và cấp thuốc để ngăn chặn các bệnh trên truyền từ mẹ sang con.
Giám đốc điều hành UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS), Michel Sidibé khẳng định: “Đây là một điều đáng mừng cho Cuba và đáng mừng cho các trẻ em và gia đình khắp mọi nơi. Điều này cho thấy việc chấm dứt đại dịch AIDS là có thể, và chúng tôi kỳ vọng Cuba sẽ là nước đầu tiên trong số nhiều nước tiến tới xác nhận đã chấm dứt đại dịch này ở trẻ em”.
Giám đốc của Tổ chức Y tế Pan American, Carissa Etienne cho biết: " thành tích ngày nay của Cuba sẽ tạo nên nguồn cảm hứng cho các nước khác để tiến tới loại bỏ các mẹ sang con lây truyền HIV và giang mai."
Bà Carissa Etienne (giữa), giám đốc Tổ chức Y tế xuyên châu Mỹ, phát biểu trong một công bố về Cuba tại Washington DC ngày 30/6, với sự hiện diện của Bộ trưởng Y tế cộng đồng Cuba Roberto Tomas Morales Ojeda (trái) và Phó Giám đốc điều hành UNAids Luiz Loures (phải). (Ảnh: AP) |
Mỗi năm, trên thế giới ước tính 1,4 triệu phụ nữ nhiễm HIV mang thai. Nếu không có sự can thiệp nào, sẽ có 15-45% khả năng virus HIV lây truyền cho con cái ngay từ khi còn trong bụng mẹ, chuyển dạ, sinh nở hay cho con bú.
Những rủi ro này sẽ giảm xuống còn 1% nếu cả mẹ và con đều nhận được thuốc kháng lại virus.
Cũng có gần một triệu phụ nữ mang thai trên thế giới mắc bệnh giang mai mỗi năm. Nếu được sàng lọc và điều trị từ sớm, những bà mẹ này sẽ tránh được các biến chứng cho con.
Tại Cuba, theo số liệu chính thức, chỉ chưa đến 2% trẻ có mẹ nhiễm HIV sinh ra mang loại virus nguy hiểm này. Đây là tỉ lệ thấp nhất có thể đạt được với các biện pháp phòng ngừa hiện tại.
Trong số 22 quốc gia chiếm 90% số ca nhiễm HIV mới, 8 nước đã giảm được 50% số ca nhiễm HIV mới ở trẻ sơ sinh so với năm 2009 (theo dữ liệu năm 2013), và 4 nước khác đang tiếp cận gần với mốc này, WHO cho biết.
Cúc Phương(Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét