CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN 3

Câu 11: So sánh hội chứng thiểu năng trí tuệ và sa sút trí tuệ?
Trí tuệ được xem như là sự tổng hợp nhiều mặt khác nhau của quá trình hoạt động nhận thức của con người: tri giác, tư duy, ngôn ngữ, hoạt động có ý chí...
a)      Giống nhau: đều là các hình thức của rối loạn trí tuệ
b)      Khác nhau:


Thiểu năng trí tuệ (« chậm phát triển tâm thần « chậm phát triển trí tuệ)
Sa sút trí tuệ
Xuất hiện
-        Thường bẩm sinh hoặc xuất hiện trong vài năm đầu sau khi sinh.
-        Không xuất hiện sau 18 tuổi
Thường là trạng thái cuối cùng của nhiều bệnh tâm thần khác nhau
Đặc điểm chung
-        Hoạt động chung của trí tuệ kém phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, nói chung thấp hơn mức độ trung bình trong nhân dân.
-        Trí nhớ thông hiểu kém hay không có. Có thể có trí nhớ máy móc.

-        Thường có những động tác vô nghĩa, những hành vi kích động vô lý.

-        Giảm sút năng lực thích ứng đối với các đòi hỏi của môi trường sinh hoạt
-        Mất toàn bộ hay một phần năng lực phán đoán.


-        Rối loạn trí nhớ: mất toàn bộ hay một phần những kiến thức, những thói quen đã thu nhận trước kia.
-        Nhân cách biến đổi nặng, cố định, không hồi phục (hành vi ứng xử rối loạn nhiều).
-        Mất khả năng thích ứng với cuộc sống: không tiếp thu được những kiến thức mới, phương tiện mới. Không thể giải quyết được những yêu cầu của cuộc sống.
Phân loại:
(mức độ)
ICD 10chia ra 4 mức độ CPTTT:
-        Mức độ nhẹ: có thể học ở những năm đầu của bậc tiểu học.
-        Mức độ vừa: có thể có vốn ngôn ngữ đủ cho giao tiếp thông thường, hầu như không học được
-        Mức độ nặng: chỉ nói được 1 số câu đơn giản.
-        Mức độ trầm trọng: hoàn toàn không có hoạt động nhận thức, chủ yếu là đời sống thực vật
-        Thường chia 2 loại trí tuệ sa sút:
+        Trí tuệ sa sút toàn bộ.
+        Trí tuệ sa sút một phần.
-        Trong tâm thần hay gặp:
+        Trí tuệ sa sút phân liệt.
+        Trí tuệ sa sút tuổi già
Gặp trong
-        Tổn thương não trong bào thai.
-        Những năm đầu sau đẻ (nhiễm độc, nhiễm khuẩn, chấn thương).
-        Các bệnh của thể nhiễm sắc.
-        Các vấn đề của sản khoa
-        SCTT toàn bộ:
+        Liệt toàn thể tiến triển.
+        Bệnh thực thể nặng ở não.
-        SCTT từng phần:
+        Xơ cứng mạch não.
+        Bệnh nội tiết nặng, nhiễm độc nặng.

Câu 12: Mô tả hội chứng Korsakop? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?
a)      Hội chứng Korsakop (mô tả năm 1887, trong nghiện rượu mạn tính có viêm nhiều dây thần kinh), gồm có:
-        Quên thuận chiều (do ghi nhận kém): mất định hướng và quên tất cả mọi sự việc ngay sau khi bị bệnh. Các sự việc cũ (trước khi bị bệnh) còn nhớ được tốt.
-        Loạn nhớ (nhớ giả hay bịa chuyện):
+        Nhớ giả:còn gọi là ảo tưởng trí nhớ.
·        Những sự việc có thực trong cuộc sống của BN trong một khoảng thời gian và không gian nào đó, BN lại nhớ vào một khoảng thời gian và không gian khác, lẫn lộn sự việc này với sự việc nọ.
·        Có khi trên một sự việc thực, BN  lại nhớ thêm những chi tiết không hề có.
+        Bịa chuyện:còn gọi là ảo giác trí nhớ.
·        Có thể BN quên toàn bộ và thay vào chỗ quên, BN kể những sự việc không hề xảy ra với mình mà không biết mình bịa ra, khẳng định những sự việc ấy có thực.
·        Có thể BN chỉ bịa mà không quên.
·        Nội dung bịa chuyện có thể thông thường hay kỳ quái. Trường hợp bịa chuyện kèm theo mất định hướng gọi là lú lẫn bịa chuyện.
b)      Gặp trong:
-        Giai đoạn cấp của CTSN (có tính chất tạm thời).
-        Các bệnh có tổn thương thực thể ở não (rối loạn không hồi phục): liệt toàn thể tiến triển, u não, TBMMN...

Câu 13: Triệu chứng âm tính trong bệnh tâm thần phân liệt?
a)      Khái niệm bệnh TTPL:
-        Bệnh TTPL là RL tâm thần nặng, tiến triển, khuynh hướng mạn tính, căn nguyên chưa rõ ràng.
-        Biểu hiện bằng mất tính thống nhất, chia cắt các mặt hoạt động tâm thần: cảm xúc khô lạnh, tư duy nghèo nàn, lệch lạc trầm trọng về hình thức và nội dung, hành vi tác phong kỳ dị, khó hiểu.
-        Bệnh tiến triển ngày càng nặng, thiếu sót tâm thần nặng dần. Người bệnh tách dần khỏi cuộc sống thực tại bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, mất khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém dẫn tới trạng thái cuối cùng là tan rã nhân cách, mất trí, vô tình cảm.

b)      Triệu chứng âm tính:
Thể hiện sự tiêu hao, mất mát dần các khía cạnh của hoạt động tâm thần sẵn có, như sự suy đồi về tư duy, sự cùn mòn về cảm xúc, sự tan rã về nhân cách.
*        Trong tư duy:
-        BN không còn quan tâm tới ngoại cảnh, rất khó tiếp xúc, khó giao thiệp, khó thâm nhập, trả lời ngoài lề.
-        Rối loạn mối liên hệ của quá trình tư duy: nói một mình, lặp đi, lặp lại cùng một từ (định hình ngôn ngữ), tư duy rời rạc, nói những câu vô nghĩa, ngôn ngữ và tư duy tách rời thực tại, không còn là những phương tiện để trao đổi.
-        Tư duy ngày càng nghèo nàn, năng suất học tập giảm sút, thói quen nghề nghiệp tan biến dần.
*        Trong cảm xúc:
-        Phản ứng cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh, lãnh đạm, thờ ơ, bàng quan với ngoại cảnh.
-        Cảm xúc hai chiều (vừa yêu vừa ghét, vừa khóc vừa cười); cảm xúc trái ngược (gặp đám cưới thì khóc, gặp đám ma lại cười).
-        Cảm xúc càng cùn mòn, tình cảm càng nghèo nàn.
*        Trong hành vi tác phong:
-        Hành vi tác phong khong phù hợp với hoàn cảnh, thiếu mục đích, có tính chất phủ định, bị động, tự động, xung động bột phát nguy hiểm (đánh người, bỏ chạy), tinh nghịch, lố lăng.
-        Về sau hành vi trở nên suy đồi, không hoạt động xã hội, không chăm sóc được cá nhân, trở nên lười nhác vệ sinh thân thể.
Ø      Như vậy, đặc trưng đối với triệu chứng của TTPL là sự phân liệt, sự rối loạn tính thống nhất trong hoạt động tâm thần và sự ngăn cách, sự tách rời hoạt động tâm thần với thực tại chung quanh; biểu hiện trong tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong của người bệnh không phù hợp với nhau. Hành vi tác phong không phù hợp với hoàn cảnh, ngôn ngữ và tư duy bị chia cắt, cảm xúc trở nên khô lạnh – hiện tượng mất phối nội tâm.

Câu 14: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo ICD 10?
*        Các triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán bệnh TTPL:
1.      Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt, bị đánh cắp, bị phát thanh.
2.      Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt với vận động cơ thể, các chi hoặc có liên quan với hành vi, cảm giác đặc biệt.
3.      Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân, hay thảo luận với nhau về BN, hoặc các ảo thanh khác xuất phát từ bộ phận nào đó của cơ thể.
4.      Các  loại hoang tưởng dai dẳng khác mang tính chất kỳ quái như khả năng điều khiển thời tiết, tiếp xúc với người của thế giới khác.
5.      Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua không có nội dung rõ ràng hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần, nhiều tháng.
6.      Tư duy gián đoạn thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan hay lời nói không thích hợp, ngôn ngữ bịa đặt.
7.      Tác phong căng trương lực: kích động, bất động giữ nguyên dáng, phủ định không nói, sững sờ.
8.      Các triệu chứng âm tính (như vô cảm, ngôn ngữ nghèo nàn, cảm xúc cùn mòn, cách ly xã hội, giảm sút hiệu suất lao động xã hội) không do trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra.
9.      Biến đổi toàn diện tập tính cá nhân, như mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.
*        Tiêu chuẩn chẩn đoán:
-        Các triệu chứng tâm thần đặc trưng: có ít nhất 1 triệu chứng rõ rệt thuộc nhóm triệu chứng 1 – 4 (nếu ít rõ rệt thì phải có ³ 2 triệu chứng); hoặc có ít nhất 2 triệu chứng thuộc nhóm 5 - 9
-        Các triệu chứng trên phải tồn tại rõ ràng ³ 1 tháng. Nếu các triệu chứng tồn tại < 1 tháng, phải chẩn đoán rối loạn loạn thần cấp giống phân liệt (F23.2)
-        Không có triệu chứng hưng cảm hay trầm cảm điển hình. Nếu có thì các triệu chứng cảm xúc này phải xuất hiện sau các triệu chứng phân liệt và không điển hình. Nếu các triệu chứng phân liệt lẫn cảm xúc phát triển và cân bằng nhau thì phải chẩn đoán là rối loạn phân liệt cảm xúc (F25).
-        Loại trừ bệnh thực thể não, trạng thái nhiễm độc ma tuý.
*        Tiêu chuẩn loại trừ:
-        Không đạt:
³ ¼ triệu chứng điển hình hoặc
³ 2/4 triệu chứng không điển hình.
³ 2/5 triệu chứng âm tính.
-        < 1 tháng à chẩn đoán rối loạn loạn thần cấp giống phân liệt.
-        Hội chứng trầm cảm điển hình.
-        Tổn thương thực thể não, trạng thái nhiễm độc ma tuý.

Câu 15: Tiên lượng bệnh tâm thần phân liệt dựa vào những yếu tố gì?
1.      Dựa vào số lượng triệu chứng âm tính, dương tính trong các thể bệnh: nếu thể nào có nhiều triệu chứng âm tính thì tiên lượng nặng và ngược lại.
-        Thể đơn thuần, thể thanh xuân, thể căng trương lực, thể di chứng là nặng nhất vì có nhiều triệu chứng âm tính hơn. Hoặc thể liên tục nặng hơn thể chu kỳ.
-        Bệnh khởi phát cấp diễn, triệu chứng (+) chiếm ưu thế, đáp ứng điều trị tốt thì tiên lượng tốt. Ngược lại bệnh khởi phát từ từ, triệu chứng (-)chủ yếu, kém đáp ứng điều trị thì tiên lượng xấu.
2.      Tuổi phát bệnh càng trẻ thì tiên lượng bệnh càng nặng và ngược lại.
3.      Nhân cách trước khi bị bệnh kín khép, cô độc, ít cởi mở, thiếu hoà hợp thì khi bị bệnh thường gặp thể nặng, điều trị ít có kết quả, tiên lượng xấu.
4.      Bệnh phát sinh không có nguyên nhân thuận lợi, có liên quan đến yếu tố di truyền (bố mẹ, ông bà, chú bác bị bệnh) thì tiên lượng nặng hơn.
5.      Ngoài ra, nếu phát hiện sơm, can thiệp sớm, điều trị và theo dõi tích cực, có sự phối hợp giữa thầy thuốc và gia đình tốt thì tiên lượng tốt và ngược lại.

Câu 16: Các hội chứng đặc trưng trong rối loạn tâm thần thực tổn cấp?
1.      Định nghĩa:
-        Rối loạn tâm thần thực tổn là những rối loạn tâm thần liên quan trực tiếp đến những tổn thương thực thể não mà nguyên nhân là bệnh của não (u não, viêm não, thoái hoá...) hay những bệnh ngoài não (bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá...) ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ.
-        Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương và các giai đoạn phát triển của bệnh cơ bản (tại não hoặc ngoài não), biểu hiện lâm sàng thường chia làm 2 loại: cấp và muộn.

2.      Rối loạn tâm thần thực tổn cấp: được biểu hiện bằng các hội chứng.
a)      Các hội chứng rối loạn ý thức:
-        Rối loạn ý thức: mê sảng, mê mộng, lú lẫn, hoàng hôn, hoặc u ám, bán hôn mê, hôn mê.
-        BN rối loạn các năng lực định hướng, hoạt động tâm thần bị chậm lại, ý thức bị trống rỗng, tri giác sự vật và hiện tượng chung quanh không rõ ràng, khó đầy đủ.
-        Nặng, BN mất khả năng phản ứng với môi trường chung quanh, giảm hoặc mất các phản xạ thần kinh, xuất hiện nhiều rối loạn thần kinh thực vật nội tạng trầm trọng.
b)      Kích động giống động kinh:
-        Thường trong trạng thái mù mờ ý thức, BN có kích động giống động kinh.
+        Kích động mãnh liệt mang tính chất xung động, vùng bỏ chạy trốn người truy hại mình.
+        Kèm theo, BN sợ hãi, la hét, vẻ mặt hoảng hốt, lo ấu.
-        Trạng thái này diễn ra trong một thời gian ngắn rồi đột nhiên chấm dứt.
c)      Rối loạn trí nhớ (hội chứng Korsakop nhất thời).
-        Thường xuất hiện sau CTSN.
-        Biểu hiện:
+        Rối loạn trí nhớ về những sự việc mới xảy ra (rối loạn trí nhớ gần) do ghi nhận kém ® mất định hướng do quên. Thay vào chỗ quên có thể có bịa chuyện.
+        Rối loạn trí nhớ chỉ xuất hiện nhất thời và có khả năng hồi phục được.
d)      Giảm sút trí tuệ:
-        Khó tập trung chú ý, định hướng chung quanh không đầy đủ ® khó lĩnh hội kiến thức mới.
-        Tư duy và năng lực phán đoán suy luận giảm ® ¯ khả năng tính toán học tập.
-        Một số trường hợp, BN có sự suy thoái về tính kiềm chế cảm xúc, cảm xúc không ổn định hoặc kích thích giận dữ hoặc bàng quan vô cảm.
-        BN không thể giải quyết những công việc trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân.

Câu 17: Đặc điểm chẩn đoán rối loạn tâm thần thực tổn?
Dựa vào 4 đặc điểm để xác định chẩn đoán rối loạn tâm thần thực tổn.
1.      Bằng chứng có tổn thương não, bệnh lý não hoặc cơ thể liên quan đến quá trình phát sinh các triệu chứng, hội chứng loạn thần.
2.      Tìm thấy mối liên quan về thời gian (vài tuần hoặc vài tháng) giữa sự phát triển của bệnh thực tổn nằm bên dưới với sự khởi phát và tiến triển của các triệu chứng rối loạn tâm thần.
3.      Sự hồi phục của rối loạn tâm thần liên quan chặt chẽ với sự mất đi hoặc thuyên giảm của nguyên nhân thực tổn.
4.      Không có một bằng chứng gợi ý về nguyên nhân xen kẽ của hội chứng tâm thần (như tiền sử gia đình nặng nề về bệnh tâm thần phân liệt, hoặc bệnh lý do stress thúc đẩy).

Câu 18: Trình bày hội chứng tâm thần thực thể trong rối loạn tâm thần thực tổn?
*        Hội chứng này được hình thành ở giai đoạn cuối của RLTT thực tổn, xuất hiện từ từ và ngày một nặng. Một số tác giả còn gọi là hội chứng não tổn thương vĩnh viễn – biểu hiện sự suy yếu chung về mặt tâm thần: trí nhớ rối loạn, trí năng suy yếu, cảm xúc không ổn định.
-        Trí nhớ:khả năng ghi nhớ và chú ý giảm sút, đãng trí, hồi ức kém các sự kiện quá khứ gần.
-        Trí năng:rối loạn các năng lực định hướng, người bệnh ngây độn, khó lĩnh hội, giảm khả năng phán đoán và suy luận, liên tưởng chậm, các hiểu biết cũ bị mất dần.
-        Cảm xúc:không ổn định và dễ thay đổi, nôn nóng, giận dữ.

*        Người bệnh tư duy nghèo nàn, mất hứng thú với những công việc trước đay, ăn mặc trở nên cẩu thả, không chú ý đến vệ sinh thân thể. Cuối cùng khi hội chứng tâm thần thực tổn nặng hơn người bệnh biến đổi nhân cách trầm trọng, trở nên sa sút tâm thần.
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét