CÂU HỎI ÔN TẬP THI YHCT 1



Câu 1:
-        Trình bày 4 quy luật hoạt động của học thuyết Ngũ hành. Cho VD minh hoạ.
-        Nêu triệu chứng cơ năng, thực thể, các huyệt cần châm để điều trị bệnh nhân đau thắt lưng cấp do lạnh.

1.      Bốn quy luật hoạt động của học thuyết Ngũ hành: T.29 - 30
1.1.   Định nghĩa học thuyết Ngũ hành:
-        Là học thuyết âm dương liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quan niệm, liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.
-        Trong y học, HTNH được ứng dụng để quan sát, quy nạp, nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý của các tạng phủ để chẩn đoán, tìm tính năng của thuốc và phục vụ công tác bào chế thuốc.

1.2.   Các quy luật hoạt động bình thường – sinh lý:
Tất cả các sự vật đều được cấu tạo từ 5 loại vật chất, 5 loại vật chất này có quan hệ tương sinh, tương khắc với nhau để bảo đảm các sự vật hoạt động bình thường.
(1)   QL tương sinh:
-        Là hành nọ sinh ra hành kia tạo thành 1 vòng kín.
-        Cụ thể: Mộc à Hoả àThổ àKim àThuỷ àMộc.
(2)   QL tương khắc:
-        Là hành nọ khắc hành kia, tức là chế ước hành kia thành vòng kín và đó là quan hệ mẹ con
-        Cụ thể: Mộc >< Thổ, Thổ >< Thuỷ, Thuỷ >< Hoả, Hoả ><  Kim, Kim >< Mộc.

*        QL tương sinh, tương khắc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để giữa sinh (sinh sản và phát triển) và khắc luôn điều hoà với nhau làm cho sự vật phát sinh, phát triển và tồn tại.
Mối quan hệ này có thể là 2 sinh – 1 khắc(Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ nhưng Mộc khắc Thổ) hay 2 khắc – 1 sinh (Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ nhưng Thuỷ sinh Mộc…) nhưng luôn tạo thành 1 vòng khép kín.

1.3.   Các quy luật về sự hoạt động bất thường - bệnh lý:
*        Các RL về tương sinh: đây là sự rối loạn Mẹ - con (giải thích mẹ - con).
VD: Can hư nhược làm ảnh hưởng tới tâm và ngược lại.
*        Các RL về tương khắc:
(3)   Tương thừa:
-        Hành nọ khắc hành kia quá mạnh.
-        VD: Bình thường can khắc tỳ, nay do can quá mạnh hoặc do tỳ nhược nên can khắc càng mạnh hơn mà sinh bệnh, gọi là can mộc khắc tỳ thổ (chức vị quản thống).
(4)   Tương vũ:
-        Hành bị khắc lại khắc ngược trở lại hành khắc nó.
-        VD: ^ can khắc tỳ, nay do can mộc yếu, tỳ thổ mạnh nên khắc ngược lại mà sinh bệnh.

2.      Triệu chứng cơ năng, thực thể, các huyệt cần châm để điều trị BN đau thắt lưng cấp do lạnh: T.208
2.1.   Triệu chứng:
-        Đau lưng xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp
-        Đau nhiều, không cúi được, ho và trở mình cũng đau.
-        Thường đau 1 bên.
-        Ấn các cơ sống lưng bên đau co cứng
-        Mạch trầm huyền.
2.2.   Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
2.3.   Nguyên nhân: hàn, thấp
2.4.   Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc.
2.5.   Điều trị cụ thể: không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, nhĩ châm và thủy châm) và dùng thuốc (đối pháp lập phương).
2.6.   Các huyệt cần châm:
-        Châm cứu: châm kim tại vùng đau (A thị huyệt), châm tả
-        Nếu từ D12 trở lên thì thêm 2 huyệt Kiên tỉnh; Nếu từ thắt lưng trở xuống châm huyệt Uỷ trung, Dương lăng tuyềncùng bên đau

Kiên tỉnh
Huyệt trên cơ thang giữa đường nối từ C7 – D1 (Đại chùy) đến mỏm cùng vai đòn (Kiên ngung)

Ủy trung
Điểm giữa nếp lằn trám khoeo chân.

Dương lăng tuyền
Chỗ lõm phía trước đầu trên giữa xương chày và xương mác phía trên ngoài huyệt túc tam lý 1 thốn.
-        Nhĩ châm: vùng lưng, thắt lưng (tuỳ nơi đau).
-        Sau khi châm, xoa bóp nên bảo người bệnh vận động ngay, thường kết quả nhanh chóng!

Câu 2:
-        Trình bày 4 Quy luật cơ bản của học thuyết Âm dương. VD
-        Trình bày triệu chứng, kể tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để điều trị BN viêm quanh khớp vai đơn thuần (kiên thống)

1.      Trình bày 4 QL cơ bản của học thuyết âm dương & VD: T.23
1.1.   Âm dương đối lập:
-        Là sự mâu thuẫn trái ngược, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương mà thống nhất tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên. VD: ngày và đêm, nước và lửa, trên và dưới, quá trình đồng hoá và dị hoá, hưng phấn và ức chế, thiện và ác.
-        Tuy mỗi sự vật hiện tượng đều có 2 mặt âm dương, nhưng trong dương có âm và trong âm có dương. VD: sự phân chia thời gian trong 1 ngày (24h): ban ngày là thuộc dương nhưng từ 6 am à12 am là phần dương trong dương, từ 12 am à 6 pm là phần âm trong dương. Ban đêm thuộc âm nhưng từ 6 pm à 12 pm là phần âm trong âm, từ 0 am à6 am là dương trong âm.

1.2.   Âm dương hỗ căn:
-        Hỗ căn là nương tựa  lẫn nhau. Hai  mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được. Cả 2 mặt đều trong quá trình phát triển của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.  VD:
+        Có quá trình đồng hoá mới có qúa trình dị hoá
+        Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.

1.3.   Âm dương tiêu trưởng:
-        Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương.
VD:Khí hậu 4 mùa trong năm luôn luân chuyển: từ lạnh sang nóng là “âm tiêu dương trưởng”, từ nóng sang lạnh là “dương tiêu âm trưởng”, do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm, nóng.
-        Vận động của 2 mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới một mức độ nào đó sẽ chuyển hoá sang nhau gọi là âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
VD:bệnh phần dương (sốt cao) ảnh hưởng tới phần âm (gây mất nước) hay bệnh phần âm (mất nước, mất điện giải trong ỉa chảy nhiễm độc) dẫn đến suy tuần hoàn cấp (thoát dương).

1.4.   Âm dương bình hành:
-        2 mặt âm dương tuy đối lập và vận động, chuyển hoá không ngừng nhưng luôn tồn tại và giữ được thế cân bằng giữa 2 mặt. Bình hành là song song vận hành và giữ cân bằng giữa 2 mặt âm dương. Sự mất cân bằng giữa 2 mặt âm dương là cơ sở để phát sinh ra bệnh tật.
-        VD:Trong cơ thể con người luôn phải duy trì sự cân bằng giữa qtr đồng hóa và dị hoá. Nếu quát trình đồng hoá mạnh hơn dị hoá nhiều dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và ngược lại dễ dẫn đến các chứng bệnh khác như chứng tiêu khát (đái tháo đường) trong YHCT.
2.      Triệu chứng, kể tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để điều trị BN viêm quanh khớp vai đơn thuần (kiên thống): T.203
Tương đương với VQKV đơn thuần
2.1.   Triệu chứng: Đau là dấu hiệu chính.
-        Đau dữ dội, cố định 1 chỗ.
-        Trời lạnh, ẩm đau tăng, chườm nóng đỡ đau.
-        Đau tăng khi vận động, làm hạn chế một số động tác như chải đầu, gãi lưng.
-        Khớp vai không sưng, không nóng, không đỏ, cơ chưa teo.
-        Ngủ kém, mất ngủ vì đau.
-        Chất lưỡi hồng, rêu trắng, khi đau nhiều mạch có thể huyền khẩn.
2.2.   Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thong kinh lạc
2.3.   Điều trị cụ thể: -> Pp không dùng thuốc.
*        Châm cứu: châm tả các huyệt:

Kiên tỉnh (kinh đởm)
Huyệt trên cơ thang giữa đường nối từ C7 – D1 (Đại chùy) đến mỏm cùng vai đòn (Kiên ngung)

Kiên ngung (kinh đại trường)
Chỗ lõm trước mỏm cùng vai (giữa nơi bắt đầu của bó đòn và bó cùng vai cơ delta)

Kiên trinh


Thiên tông (kinh tiểu trường)
Chỗ lõm dưới giữa xương bả vai xuống

Trung phủ (kinh phế)
Từ mạch nhâm đo ra 6 thốn ở liên sườn II, bờ trên xương sườn III.

Tý nhu
Từ Kiên ngung đo xuống 3 thốn.

Cự cốt


Vân môn


A thị

-        Có thể hào châm, ôn châm, điện châm, nhĩ châm, trường châm... Nhưng điện châm có khả năng giảm đau tốt nhất.
*        Xoa bóp bấm huyệt:
-        Thủ thuật: Xát, day, lăn, bóp, vờn, vận động, bấm huyệt (các huyệt châm cứu)
-        Động tác cần làm nhẹ nhàng, không gây đau tăng cho BN.
*        Thuỷ châm:
-        Thuốc: Vit B1, B6 & B12, thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid
-        Huyệt: Thiên tong, kiên trinh, Tý nhu, Đại truỳ...
     Với thể này châm cứu là chính, xoa bóp là phụ, nếu xoa bóp phải làm nhẹ nhàng, điện châm rất tốt.

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét