Câu 24: Bệnh y sinh: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị?
1. Khái niệm:
- Bệnh y sinh (bệnh do thầy thuốc gây ra) làm một bệnh cơ thể mới hay một triệu chứng cơ thể mới hoặc là biến chứng của một bệnh cơ thể sẵn có, xuất hiện do lời nói hay thái độ tác phong không đúng của các cán bộ chữa bệnh, tác hại đến tâm thần bệnh nhân (ám thị mạnh mẽ BN) và từ đó ảnh hưởng tới cơ thể.
- BN thường là những người có nét nhân cách lo lắng, chi li, dễ cảm xúc, dễ bị ám thị.
2. Nguyên nhân:
- Chẩn đoán sai.
- Tiên lượng quá mức.
- Hỏi bệnh vụng về.
- Khám bệnh vụng về.
- Dùng thuốc quá mức cần thiết hay không đúng bệnh.
- Giảng về các triệu chứng trong sách nhưng không có thực trên BN.
- Thầy thuốc thể hiện sự băn khoăn lo lắng của mình qua nét mặt cử chỉ.
- Những bài phổ biến y học không chính xác gây hiểu nhầm cho cho người đọc.
3. Tác hại của chứng bệnh y sinh:
- Bệnh diễn biến phức tạp.
- Xuất hiện các triệu chứng mới, sai lệch.
- Xuất hiện các phản ứng thực thể khác nhau: loạn cảm giác bản thể, nghi bệnh kéo dài khó chữa.
- Lâu ngày từ chức năng à thực thể.
- Bi quan, lo lắng, tự sát.
4. Chẩn đoán:
- Đặc điểm nhân cách BN dễ bị ám thị, dễ cảm xúc.
- Cán bộ chữa BN thấy mình có lời nói, thái độ, tác phong gây bệnh đến BN.
- Các triệu chứng xuất hiện sau khi BN chịu ám thị.
- Sử dụng các nghiệm pháp tâm lý bệnh sẽ giảm.
5. Điều trị:
- Cần chẩn đoán đúng.
- Điều trị bằng liệu pháp tâm lý thích hợp.
6. Phòng bệnh:
- Tránh lời nói, thái độ gây bệnh:
+ Không cho BN biết chẩn đoán sơ bộ, chưa chắc chắn.
+ Thận trọng khi trả lời BN về tiên lượng.
+ Tránh nói hoặc viết những điều có tác động xấu đến tâm thần BN.
+ Biết kìm chế cảm xúc khi tiếp xúc BN
- Bảo quản kỹ hồ sơ BN.
- Khám chữa bệnh đúng nguyên tắc:
+ Khi hỏi và khám bệnh, tránh gợi ý quá nhiều một triệu chứng.
+ Dùng thuốc đúng bệnh.
- Tuyên truyền y học.
- Không giảng dạy LS ngay bên giường bệnh.
Câu 25: Nguyên nhân và xử trí các trường hợp tự sát?
1. Định nghĩa:
Tự sát là tự giết mình – là hành động tự đem lại cái chết cho bản thân, là kết quả liên quan đến nhiều yếu tố: tâm lý, sinh học, xã hội...
2. Nguyên nhân:
a) Tự sát liên quan đến nhân tố tâm lý:
- Liên quan đến các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống: xung đột cá nhân (vợ chồng, gia đình...).
- Liên quan đến sự mất mát: người thân chết, tổn thất lớn về tài chính...
- Liên quan đến sự bế tắc trong cuộc sống và nghề nghiệp không có lối thoát.
- Liên quan đến danh dự cá nhân, gia đình, dòng tộc.
- Liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
- Cá nhân bất mãn hoặc yêu sách khi không đạt được, nảy sinh ý tưởng doạ tự sát và tự sát thật sự
b) Tự sát liên quan đến bệnh cơ thể và tâm thần:
- Các bệnh cơ thể mạn tính: đái đường, bệnh gan, thận...
- Động kinh, CTSN, ung thư: tự sát xảy ra như cơn xung động cảm xúc.
- Các rối loạn tâm thần thường gặp:
+ Trạng thái trầm cảm nặng có loạn thần, thường kèm theo hoang tưởng bị tội. BN cho mình có phẩm chất xấu, có tội lớn không đáng sống nên phải chết mới giải thoát được.
+ Do hoang tưởng bị chi phối: thường có hoang tưởng bị chi phối, hoang tưởng bị hại kéo dài làm cho BN đau khổ quá mức.
+ Do ảo giác tri phối: thường có ảo thanh ra lệnh, hoặc mạt sát phê phán nghiêm khắc.
3. Xử trí:
(1) Chăm sóc theo dõi: để đề phòng mưu toan tự sát.
- Đặt BN trong tầm quan sát của nhân viên và người nhà (không để BN cho là rình xét họ).
- Tìm hiểu tâm lý, đánh giá ý tưởng tự sát của BN
- Ân cần, niềm nở phục vụ, chăm sóc BN.
- Nếu phát hiện BN dấu thuốc hoặc vật dụng trong phòng, dưới gầm giường để tự sát thì bảo BN đi chơi và tiến hành khám xét thu lại.
- Khi phát thuốc phải chờ cho BN uống xong mới rời khỏi giường, tránh tình trạng tích thuốc dùng 1 liều để tự đầu độc.
- Theo dõi BN trong những thời điểm dễ thực hiện tự sát, đặc biệt lúc giao ca: sáng, trưa, chiều.
- Không cho BN trùm chăn kín đầu vì thường trong chăn BN có thể thực hiện tự sát dễ dàng hơn.
- Cần chú ý, BN có thể đánh lừa đi vào buồng vệ sinh hoặc giả vờ khỏi bệnh xin về nhà để tự sát.
(2) Điều trị:
- Liệu pháp tâm lý: tìm hiểu và giải thích hợp lý cho BN nhận thức đúng, loại trừ ý tưởng, hành vi tự sát. Hiệu quả tốt cho những trường hợp tự sát do căn nguyên tâm lý hoặc trầm cảm nặng.
- Liệu pháp hoá dược: nhằm trực tiếp tác động vào các nhân tố, nguyên nhân gây tự sát.
Tự sát do trầm cảm nặng | Tự sát do hoang tưởng, ảo giác |
Amitriptylin 25 mg x 2 – 6 viên/ngày. Levomepromazin 25 mg x 2 – 6 viên/ngày Hoặc: Remeron 30 mg x 1 – 2 viên/ngày. Ozapin 10 mg x 1 – 2 viên/ngày | Haloperidol 5 mg x 1 – 4 viên/ngày. Amitriptylin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày Levomepromazin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày Hoặc: Risperdal 2 mg x 2 – 4 viên/ngày Amitriptylin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày Levomepromazin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày |
- Liệu pháp sốc điện:
+ Phối hợp với liệu pháp tâm lý và liệu pháp hoá dược, có hiệu quả nhanh và chắc chắn.
+ CCĐ: tự sát có CTSN, bệnh cơ thể nặng (tim mạch, hô hấp, gan, thận....)
+ Liệu trình sốc: ngày 1 lần, đến khi BN hết ý tưởng tự sát. Trường hợp nặng, có thể sốc đúp trong một lần sốc.
4. Tiêu chuẩn hết tự sát:
BN tự khai đã hết ý tưởng tự sát, khí sắc trở nên vui vẻ, hoạt bát, chan hoà cùng mọi người chung quanh.
Câu 26: Nguyên nhân và xử trí các trường hợp kích động?
1. Định nghĩa:
Kích động trong tâm thần là một trạng thái cấp cứu thường gặp, biểu hiện sự hưng phấn tâm lý vận động mãnh liệt, quá mức, xuất hiện đột ngột, không có mục đích rõ ràng, không phù hợp với hoàn cảnh, mang tính chất phá hoại, nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người xung quanh
2. Nguyên nhân:
a) Kích động do phản ứng căn nguyên tâm lý:
- Do sang chấn tâm thần mạnh: cơn kích động cảm xúc phân ly hoặc phản ứng stress cấp.
- Do thay đổi đột ngột môi trường sống và làm việc.
- Do nhận thức sai, cho rằng mình bị cưỡng ép bắt đi giam giữ.
- Do bất bình, giận dữ trước những sự việc không vừa ý.
- Do dụng ý doạ nạt, yêu sách đối với những người trong gia đình và chung quanh.
b) Kích động do tính chất đặc biệt một số bệnh cơ thể và tâm thần:
- Kích động trong bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân, thể căng trương lực, thể Paranoid (do lo lắng, sợ hãi trước những ảo giác rùng rợn và hoang tưởng bị hại gây ra).
- Kích động trong trạng thái hưng cảm nặng.
- Kích động trầm cảm: hoang tưởng bị tội trầm trọng, người bệnh giết người thân rồi tự sát.
- Kích động trong nhân cách bệnh loại bùng nổ.
- Kích động trong động kinh: kích động dữ dội, hung bạo.
- Kích động trong loạn thần tiền lão và tuổi già: kích động đột ngột vô nghĩa, thiếu phê phán, thường xảy ra về đêm.
- Kích động do những thực thể não: xơ vữa mạch não, xuất huyết não,...Thường kèm RL ý thức.
- Kích động do nhiễm khuẩn, nhiễm độc não: viêm não, viêm màng não....Kích động kèm theo mê sảng, lú lẫn.
3. Xử trí:
a) Liệu pháp tâm lý:
- Là liệu pháp xuyên suốt trong quá trình điều trị, ngay từ đầu tiếp xúc với BN đến khi BN hết kích động, trở về trạng thái bình thường.
- Bằng thái độ, tác phong điềm đạm, bình tĩnh, lời nói ôn tồn thân mật để làm ổn định ngay trạng thái tâm thần cho BN.
- Trường hợp kích động do phản ứng căn nguyên tâm lý, cầm tìm cách thuyết phục, chỉ cho BN thấy hành vi của họ không đúng.
b) Liệu pháp hoá dược:
* Mục đích:
- Trực tiếp chống trạng thái kích động bằng cách tác động làm giảm quá trình hưng phấn, làm tăng quá trình ức chế.
- Tác động vào yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra trạng thái kích động.
- Nâng cao toàn trạng, trợ tim mạch, đề phòng truỵ tim mạch.
- Làm cho BN ngủ được là cắt được kích động, và nếu kích động chưa phát sinh thì cũng có thể ngăn ngừa được nó.
* Khi bệnh nhân quá kích động:
- Trong giờ đầu:
Seduxen 10 mg x 1 ống
Hoặc:
Seduxen 10 mg x 1 ống
- Nếu sau 3 – 4 giờ, BN còn kích động thì tiêm nhắc lại một liều như trên.
* Khi BN ngủ yên cần tiến hành khám tỉ mỉ cơ thể. Đánh giá tình trạng chung về cơ thể BN, làm XN cần thiết cung cấp cho chẩn đoán xác định.
* Khi BN hết kích động, chuyển sang uống thuốc theo đúng liều lượng, đúng CĐ, CCĐ và theo dõi tác dụng phụ, hoặc biến chứng do thuốc an thần kinh gây ra.
c) Liệu pháp sốc điện:
- Sử dụng phối hợp trong kích động không có tổn thương não và bệnh cơ thể nặng:
+ Kích động căng trương lực.
+ Kích động trầm cảm.
+ Khi các thuốc an thần kinh không có tác dụng hoặc CCĐ.
- Liệu trình sốc: ngày sốc 1 lần. Một đợt từ 6 – 8 lần.
d) Bồi dưỡng cơ thể:
Trong trường hợp cơ thể suy kiệt, cần điều chỉnh nước và điện giải, cho thuốc bồi dưỡng và cho ăn uống đầy đủ calo.
Câu 27: Cách sử dụng các thuốc an thần kinh điển hình: tác dụng, chỉ định, chống chỉ định?
1. Tác dụng:
- 3 tác dụng:
+ Chống loạn thần (chống hoang tưởng, ảo giác).
+ Tác dụng an dịu (chống kích động)
+ Giải ức chế (chống tính ỳ).
- Tác dụng thay đổi theo liều lượng.
* Một số loại thuốc ATK:
- Cổ điển:
+ Haloperidol.
+ Aminazine.
+ Tisercin.
- Thế hệ 2:
+ Risperidone (biệt dược: Risperdal)
+ Olanzapine (biệt dược: Olanpin).
+ Solian/Dogmantil
+ Clozapine.
2. Chỉ định: Điều trị tất cả các trạng thái loạn thần.
3. Chống chỉ định:
- Các bệnh cơ thể nặng, nhiễm khuẩn nặng.
- Các bệnh thần kinh: xơ rải rác, nhược cơ, Parkinson.
- Bệnh glocom.
- Hôn mê do ngộ độc.
- Reserpin không dùng kết hợp với IMAO và sốc điện.
4. Liều lượng & cách sử dụng:
a) Liều:
- Thường dùng liều trung bình:
Tác dụng | Thuốc | Liều trung bình |
An dịu (nhiều hơn) | Nozinan Reserpin Aminazine | 50 – 300 mg 2 – 5 mg 100 – 500 mg |
Đa trị | Haloperidol | 6 - 25 mg |
Giải ức chế (nhiều hơn) | Frenolon Majeptil Sulpirit | 5 – 30 mg 10 – 70 mg 200 – 1800 mg |
- Nói chung, tác dụng các thuốc đều chống loạn thần, một số nhiều tác dụng an dịu, một số khác nhiều tác dụng giải ức chế.
+ Haloperidol: tác dụng tốt trong các trường hợp hoang tưởng, ảo giác hoặc kích động lú lẫn.
+ Nozinan: trầm cảm, hành động tự sát.
+ Sunpirit: căng trương lực.
- Liều dùng được xác định dựa trên 2 tiêu chuẩn:
+ Sự thuyên giảm các triệu chứng.
+ Trạng thái ngấm thuốc.
è Khi bắt đầu có hội chứng ngấm thuốc (giống Parkinson) thì dừng liều rồi hạ dần xuống cho đến khi triệu chứng vẫn thuyên giảm mà không còn hội chứng giống Parkinson là đạt được liều thích hợp cho từng BN.
b) Cách sử dụng:
- Tiêm bắp trong trường hợp cấp và BN không chịu uống.
- Điều trị lâu dài à dùng đường uống
+ Với liều thấp: uống cả liều vào buổi tối
+ Với liều cao: 2/3 tối, 1/3 sáng.
- Cần kiểm tra chặt chẽ đảm bảo BN đã uống thuốc.
5. Tác dụng phụ (biến chứng):
- Các rối loạn vận động do thuốc (ngoại tháp)
- Loạn trương lực cơ cấp.
- Trạng thái bồn chồn, bất an.
- Triệu chứng giống Parkinson: cứng cơ, run, tăng trương lực cơ...
- Loạn động muộn.
- Hội chứng an thần kinh ác tính.
- Một số biến chứng khác:
+ Hạ HA tư thế.
+ Viêm da dị ứng.
+ Viêm gan nhiễm độc.
+ Giảm BC , mất BC đa nhân.
+ Ngấm độc cấp: u ám, hôn mê, sốt cao, run...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét