CÂU HỎI ÔN TẬP THI YHCT 4



Câu 7:
-        Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Hãn, Hạ, Thổ trong bát pháp của của YHCT.
-        Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN bị đau đầu mất ngủ trong tâm căn suy nhược thể Can thận âm hư.

1.      Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Hãn, Hạ, Thổ trong bát pháp của của YHCT. T.59, 60
1.1.   Hãn pháp:
*        Dùng các thuốc có tính vị cay nóng gây ra mồ hôi giúp cơ thể đưa tà khí ra ngoài theo mồ hôi.
*        Chỉ định:các trường hợp bệnh còn ở phần biểu.
*        CCĐ:bệnh đã vào lý hay bệnh thuộc bán biểu, bán lý.
*        Ứng dụng:
-        Phù thận do viêm cầu thận cấp:
Phù thận cấp thời kỳ đầu dùng các vị: Thạch cao, Ma hoàng, Cam thảo, Sinh khương...
-        Cảm mạo không có mồ hôi:
+        Cảm mạo phong hàn. Thường dùng các vị thuốc: Gừng, Quế chi, Ma hoàng, Kinh giới...
+        Cảm mạo phong nhiệt. Thường dùng các vị thuốc: Bạc hà, Cúc hoa, Lá dâu, Bèo cái,...
-        Các bệnh nhiễm khuẩn trong giai đoạn đầu viêm long khởi phát.
*        Khi dùng hãn pháp cần chú ý:
-        Không dùng trong các trường hợp: ỉa chảy, mất nước, mất máu (ho, nôn ra máu, rong kinh), cơ thể suy nhược...
-        Không nên cho ra quá nhiều mồ hôi đề phòng mất nước, nhất là trong mùa hè làm mất thêm quá nhiều mồ hôi.

1.2.   Hạ pháp:
*        Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng tẩy hoặc nhuận tràng gây tiểu chảy để chống ứ đọng cặn bã, tích tụ, táo kết trong đường ruột.
*        Có 2 phép hạ:
-        Ôn hạ:dùng các vị thuốc có tính nóng như Lưu hoàng, Ba đậu...Dùng cho người thể tạng hàn bị táo kết.
-        Hàn hạ:dùng các vị thuốc có tính mát như: Đại hoàng, Mang tiêu, Lô hội, Phan tả diệp...Dùng cho người bị sốt gây táo kết.
*        Chỉ định: sốt có táo bón, một số phù thận cấp, một số chứng đàm trệ, huyết ứ.
*        CCĐ:
-        Bệnh còn ở biểu hoặc bán biểu, bán lý.
-        Bệnh không đủ các triệu chứng táo kết, căng đầy, thực chứng.
-        Phụ nữ hành kinh, mới đẻ, người già yếu.
*        Chú ý:khi cần thiết có thể dùng thuốc tả hạ trển cơ thể hư chứng nhưng phải dùng liều thấp hoặc phối hợp với pháp bổ.
*        Ứng dụng:sốt cao, có táo kêt, khát nước, cần hạ gấp để hạ sốt và không làm hao tân dịch.

1.3.   Thổ pháp: là phương pháp gây nôn nhằm loại bổ chất độc.
-        CĐ:chất độc còn nằm ở dạ dày.
-        CCĐ:người bệnh quá yếu, phụ nữ có thai, BN nôn ra máu, suy tim.
-        Ứng dụng:Các vị thuốc thường dùng: Qua đế (núm dưa), Phèn chua, Muối ăn, Phèn xanh (CuSO4), Sâm tu cho uống.

2.      Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN bị đau đầu mất ngủ trong tâm căn suy nhược thể Can thận âm hư. T.192
-        Triệu chứng:
+        Nhức đầu âm ỉ, đầu choáng, tai ù, hoa mắt, hay quên, eo lưng đau mỏi.
+        Ngủ ít, không ngon giấc, hay mê, dễ tỉnh, nam giới di tinh.
+        Nước tiểu vàng, đại tiện thỉnh thoảng táo.
+        Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế hơi sác.
+        Nếu thiên về âm hư hỏa vượng, người bệnh thỉnh thoảng có cơn bốc hỏa, mặt mắt đỏ. Tâm phiền không ngủ, dễ cáu gắt. Miệng khô, nước tiểu đỏ, đại tiện táo, mạch huyền tế sác.
-        Chẩn đoán bát cương: lý hư nhiệt.
-        Chẩn đoán nguyên nhân: can thận âm hư.
-        Pháp điều trị:
+        Thiên về can thận âm hư: tư bổ can thận, an thần, cố tinh.
+        Thiên về âm hư hỏa vượng: tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần.
-        Châm cứu: châm bổ các huyệt:
+        Toàn thân:

Thận du (kinh bàng quang)
L2 – L3 đo ngang ra 1,5 thốn.

Chi thất


Thái khê (kinh thận)
Chỗ lõm giữa mỏm cao nhất mắt cá trong xương chày và bờ trong gân gót

Tam âm giao (kinh tỳ)
Từ lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, từ bờ trong xương chày đo ra sau 1 khoát ngón tay.

Can du (kinh bàng quang)
D9 – D10 đo ngang ra 1,5 thốn.

Thái xung (kinh can)
Chỗ lõm từ kẽ ngón 1- 2 đo lên 2 thốn về phía mu chân.

Nội quan (kinh tâm bào lạc)
Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay bé.

Thần môn (kinh tâm)
Trên lằn chỉ cổ tay, ở chỗ lõm phía ngoài xương đậu và phía ngoài chỗ bám cơ trụ trước
+        Tại chỗ:
·        Đau đầu: Bách hội, Thái dương, Phong trì, A thị (nếu do âm hư hỏa vượng châm tả).

Bách hội (mạch đốc)
Đỉnh đầu, nơi gặp nhau của 2 đường nối 2 đỉnh tai và đường giữa sống mũi.

Thái dương (ngoài kinh)
Chỗ lõm cuối lông mày hay đuôi mắt đo ra sau 1 thốn trên cơ thái dương.

Phong trì (kinh đởm)
Từ hõm dưới xương chẩm đo ngang ra 2 thốn, huyệt ở lõm ngoài cơ thang, sau cơ ức đòn chũm.

A thị

·        Đau lưng: châm Thận du, Đại trường du...

Câu 8:
-        Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Ôn, Tiêu, Thanh trong bát pháp của YHCT.
-        Nêu TCLS thể phong tý, hàn tý, thấp tý trong bệnh viêm khớp dạng thấp của YHCT.

1.      Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Ôn, Tiêu, Thanh trong bát pháp của YHCT. T.61, 62
1.1.   Ôn pháp:
*        Là phương pháp dùng các vị thuốc có tính nóng, ấm để chữa các chứng bệnh hàn. Các vị thuốc có tác dụng bổ dương hoặc làm tăng chuyển hóa  như: Gừng khô, Quế, Đại hồi, Tiểu hồi...
*        Chỉ định: các trường hợp chuyển  hóa năng lượng suy giảm, hàn chứng.
*        Chống chỉ định:
-        Các trường hợp xuất huyết do: ho, nôn, đại tiểu tiện.
-        Ỉa chảy mất nước, gây rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh thực vật gây nên.
-        Chân nhiệt giả hàn.
*        Ứng dụng:
-        Ỉa chảy, đau bụng, chậm tiêu do lạnh. Các vị thuốc thường dùng: Sa nhân, Gừng, Mộc hương, Cam thảo...
-        Trụy mạch do ỉa chảy, chân tay lạnh ngắt. Các vị thuốc thường dùng: Quế, Phụ tử, Gừng khô.

1.2.   Thanh pháp:
*        Là phương pháp dùng các vị thuốc có tính vị mát lạnh để hạ sốt, thanh nhiệt. Các vị thuốc thường dùng: Chi tử, Thạch cao, Kim ngân hoa, Sài đất, Thổ phục linh...
*        Chỉ định:sốt dịch, sốt nhiễm trùng...
*        Chống định:
-        Bệnh còn ở phần biểu, mới cảm sốt nhẹ.
-        Thể trạng suy yếu, thể tạng hàn: ỉa chảy, ăn kém, hư nhiệt.
*        Ứng dụng:
-        Nếu sốt khát nước, rêu lưỡi vàng dày, lại thêm táo bón thì gia thêm các vị có tính đắng lạnh để hạ sốt như Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm...
-        Nếu sốt cao, vật vã, mê sảng, có XHDD, chảy máu cam thì gia thêm các vị có vị mặn để thanh huyết nhiệt, hạ sốt như Tê giác, Sinh địa, Huyền sâm...

1.3.   Tiêu pháp:
*        Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng làm tiêu tích trệ của đồ ăn, đàm huyết...Các vị thuốc thường dùng: Hậu phác, Trần bì, Chỉ thực...
So với hạ pháp, tiêu pháp làm tiêu nhẹ nhàng, trong khi hạ pháp thường công trục mạnh.
*        Chỉ đinh:các bệnh mạn tính kèm theo tích trệ đồ ăn, thủy ứ, đàm trệ.
*        Chống chỉ định:
-        Người bệnh tích trệ kèm theo tỳ hư: trướng bụng kèm theo tiêu chảy hoặc phù thũng.
-        BN cơ thể suy nhược, nếu xét thấy cần dùng tiêu pháp thì kết hợp bổ pháp (công bổ kiêm thi).
*        Ứng dụng:
-        Thức ăn tích trệ, bụng đầy trướng,căng tức, khó chịu, ợ hơi, ợ chua, chán ăn. Các vị thuốc thường dùng: Sơn tra, Mạch Nha, Thần khúc, Trần bì, Phục linh,...
-        Điều trị chứng phù thũng, nhất là phù nửa dưới cơ thể, thở gấp, thường dùng các vị thuốc: vỏ quả cau, vỏ cây dâu, vỏ phục linh, vỏ củ gừng, vỏ quýt để tiêu phù.

2.      Nêu TCLS thể phong tý, hàn tý, thấp tý trong bệnh viêm khớp dạng thấp của YHCT. T.195

Thể phong tý
Thể hàn tý
Thể thấp tý
Triệu chứng
-        Đau di chuyển nhiều khớp, đau các khớp nhỏ là chính, không kèm sưng nóng đỏ.
-        Sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
-        Đau dữ dội ở một khớp, không kèm sưng nóng đỏ, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau.
-        Chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn.
-        Các khớp nhức mỏi, tê bì, đau  mỏi các cơ, vận động khó, trời lạnh ẩm đau tăng.
-        Miệng nhạt, rêu lưỡi dính nhớt, mạch hoãn.
Chẩn đoán bát cương
Biểu chứng
Biểu chứng thiên hàn
Biểu chứng
Chẩn đoán nguyên nhân
Phong, hàn, thấp
Hàn, phong, thấp
Thấp, phong, hàn
Pháp điều trị
Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết
Tán hàn, khu phong, trừ thấp, hoạt huyết
Trừ thấp, khu phong, hoạt huyết.

Câu 9:
-        Trình bày thủ thuật bổ, tả trong châm kim
-        Kể tên, vị trí các huyệt châm để điều trị BN bị liệt dây TK VII ngoại biên do sang chấn

1.      Trình bày thủ thuật bổ, tả trong châm kim. T.69
-        Bổ tả là thủ thuật được áp dụng khi châm để nâng cao hiệu quả của châm.
-        Cách làm thủ thuật bổ tả:
+        Châm cứu truyền thống có nhiều phương pháp bổ tả (tới 20 phương pháp bổ tả).
+        Cách tiến hành thủ thuật bổ tả thông dụng nhất:

Yêu cầu
Bổ
Tả
Theo hơi thở
Thở ra châm vào
Hít vào châm vào
Hít vào rút kim
Thở ra rút kim
Cường độ
Đắc khí để nguyên, không vê kim
Đắc khí vê kim nhiều lần
Thời gian
Lưu kim lâu
Lưu kim ngắn
Rút kim
Rút từ từ
Rút nhanh
Bịt lỗ kim
Rút kim bịt ngay lỗ châm
Rút kim không bịt lỗ châm.

2.      Kể tên, vị trí các huyệt châm để điều trị BN bị liệt dây VII ngoại biên do sang chấn T.170
-        Châm cứu: châm tả các huyệt
Tại chỗ
1
Tình minh (kinh bàng quang)
Chỗ lõm phía trong khoé mắt trong 2 mm
2
Toản trúc (kinh BQ)
Chỗ lõm đầu trong cung lông mày
3
Dương bạch (kinh đởm)
Từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 thốn
4
Ngư yêu
Điểm giữa cung lông mày
5
Ty trúc không (kinh tam tiêu)
Chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày
6
Đồng tử liêu (kinh đởm)
Chỗ lõm cách khoé mắt ngoài 5/10 thốn
7
Thừa khấp (kinh vị)
Dưới mi mắt dưới 7/10 thốn tương ứng hõm dưới ổ mắt
8
Nghinh hương (kinh đại trường)
Từ chân cánh mũi, đo ra ngoài 1/10 thốn, ở điểm rãnh mũi - má
9
Nhân trung (mạch đốc)
1/3 trên rảnh nhân trung
10
Giáp xa (kinh vị)
Từ góc hàm dưới đo ra 1 thốn, từ Địa thương đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm
11
Thừa tương (mạch nhâm)
Chỗ lõm dưới môi dưới trên cằm
12
Ế phong (kinh tam tiêu)
Chỗ lõm giữa xương góc hàm dưới & xương chũm, ấn dái tai xuống tới đâu là huyệt ở đó
Toàn thân
(châm huyệt bên đối diện)
1
Huyết hải (kinh tỳ)
Gấp đầu gối, từ bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn
2
Túc tam lý (kinh vị)
Từ độc tỵ đo xuống 3 thốn, ngoài mào chày 1 khoát ngón tay trỏ.
3
Hợp cốc (kinh đại trường)
Dùng lằn chỉ ngón tay cái bên này đặt lên màng liên đốt ngón 1 – 2 tay bên kia, gấp ngón tay cái lại tận cùng ngón tay cái, gần sát xương bàn ngón trỏ tay bên kia là huyệt

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét