Việt Nam đã xuất khẩu vắcxin ra thế giới - DVO

Ngày 22/6 tới đây, Bộ Y tế sẽ tổ chức lễ công nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vắcxin của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đó, các vắcxin sản xuất tại Việt Nam có đủ điều kiện tiền thẩm định trước khi xuất khẩu.

Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Trương Quốc Cường phát biểu trong cuộc họp báo ngày 19/6 cho biết Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp vắcxin, nâng cao năng lực, sản xuất để xuất khẩu ra thế giới.

Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu được 4 loại vắcxin đi 4 nước và phấn đấu xuất khẩu tất cả các loại vắcxin sản xuất được.

Cụ thể, loại vắcxin sởi sang Malaysia, vắcxin ngừa viêm gan B sang Hàn Quốc, vắcxin tả sang Đông Timor và vắc xin ngừa viêm gan C sang Phillipines.

Thay vì chỉ phục vụ thị trường nội địa, chủ yếu là khoảng 1,7 triệu trẻ em mới sinh hàng năm, Bộ Y tế sẽ mở rộng xuất khẩu sang các nước châu Á, tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn bộ 10 loại vắcxin Việt Nam đang sản xuất.

Bộ Y tế cũng sẽ quy hoạch 4 công ty vắcxin thành một để tập trung sản xuất chuyên môn hóa, tránh chồng chéo.

Vắc-xin của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Vắcxin của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trước đó, từ ngày 9 -15/4/2015, đoàn chuyên gia đánh giá về chức năng quản lý nhà nước về vắcxin của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đánh giá hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng của Việt Nam đã đáp ứng các yêu cầu của WHO.

Trưởng đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định: Việt Nam là 1 trong 39 quốc gia trên thế giới được công nhận “Hệ thống quản lý quốc gia về vắcxin (NRA)” đạt tiêu chuẩn của WHO, chuẩn mực quốc tế…

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược, để đạt được chứng chỉ NRA, Việt Nam đã mất 14 năm chuẩn bị với 2 năm tăng tốc.

Trong một diễn biến trước đó, chiều 11/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mong muốn mua một số sản phẩm vắcxin của Việt Nam.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đề nghị Việt Nam chuyển giao công nghệ sản xuất vắcxin phòng lao (BCG).

Tuy nhiên hiện dây chuyền vắcxin của Việt Nam vẫn chưa làm việc hết công suất, như vắcxin viêm gan B mới đạt 30% công suất; ho gà, uốn ván dưới 50%...

Bên cạnh đó, Cục quản lý Dược thừa nhận người dân vẫn có tâm lý e ngại với chất lượng vắcxin trong nước song vẫn tin tưởng có thể thay đổi tâm lý của người dân khi chất lượng vắcxin của Việt Nam ngày càng được cải tiến.

Cúc Phương(Tổng hợp)
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét