Trầm tích sông Mêkông giảm một nửa: Tai họa đang đến gần - DVO

Ông Marc Goichot, Chuyên gia Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho biết tại diễn đàn “Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, ngày 26/6.

Theo chuyên gia này, nếu như trong năm 1992 lượng trầm tích lơ lửng trên sông Mêkông ghi nhận được khoảng 160 triệu tấn/năm, thì còn số này ở năm 2014 chỉ còn khoảng 75 triệu tấn/năm, tức đã giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước.

Tram tich song Mekong giam mot nua: Tai hoa dang den gan
WWF đã cảnh báo cá tra khổng lồ cũng như một số loài các khác trên sông Mekong có thể bị tuyệt chủng nếu dòng chảy trên sông bị biến đổi do các đập thủy điện trên dòng chính.

Vị chuyên gia này cũng chỉ thẳng việc xây dựng các đập thủy điện là nguyên nhân làm giảm đáng kể sự di chuyển của trầm tích mịn (phù sa) và là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm lượng phù sa bồi đấp cho khu vực ĐBSCL, dẫn đến giảm độ màu mỡ của đất, làm năng suất cây trồng sụt giảm, trữ lượng thủy sản về khu vực này cũng ngày càng ít hơn, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sinh kế của người dân nơi đây…

Nguy hiểm

Trước đó, trao đổi với Đất Việt TS Lê Phát Quới, Phòng Tài Nguyên, Viện Môi Trường và Tài Nguyên thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM đã chia sẻ những lo ngại sau chuyến khảo sát việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng sông Mekong.

Ông cho biết, việc xây dựng đập thủy điện trên con sông Mekong nước trên con sông này không tuân theo tự nhiên nữa mà theo sự điều tiết của người xây dựng hồ đập.

“Tức là khi người dân cần nước để sản xuất thì họ lại cần nước để làm thủy điện. Thế nhưng khi đến mùa lũ thì họ lại xả lũ khiến rủi ro rất lớn đến cộng đồng sống dọc hai bên sông”, ông Quới lo ngại.

Đập thủy điện thượng nguồn Mekong: Nguy hiểm như ‘Tam Hiệp’

“Không chỉ có thế, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng phù sa từ trên đổ về, đây là yếu tố nguy hiểm cho việc cải thiện đất. Thiếu lượng phù sa sẽ dẫn đến xói lở bờ sông. Tai họa với nghề cá, xây đập thì cá không di chuyển được…những tai họa này Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam… hứng hết’, TS Quới nói thẳng.

TS Quới cho rằng nhìn từ bài học của việc Trung Quốc xây dựng đập Tam Hiệp sẽ là một ví dụ điển hình cho thấy điều này. Sau khi Đập này tích nước, dòng chảy của nước bị chậm lại và khả năng tự làm sạch của nó bị giảm rất đi rất nhiều. Chất lượng nước trở nên kém hơn, đặc biệt ở các nhánh sông nơi mà trước đây chất lượng nước hoàn toàn rất tốt.

Thái An (tổng hợp)
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét