Thủ tướng duyệt thành lập thêm 3 khu công nghệ cao - DVO

Quyết định phê duyệt ngày 8/6 có nêu rõ mục tiêu phát triển là hình thành các khu công nghệ cao trên toàn quốc, trong đó hạt nhân là các khu công nghệ cao quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng miền; góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm hàng hóa; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Định hướng phát triển khu công nghệ cao là tăng cường đầu tư chiều sâu tiếp tục hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại các khu công nghệ cao quốc gia gồm: khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghệ cao TP.HCM, khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Với quy hoạch này, Hà Nội sẽ có thêm một khu công nghệ cao, cùng với Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang triển khai
Với quy hoạch này, Hà Nội sẽ có thêm một khu công nghệ cao, cùng với Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang triển khai

Quyết định cũng đề ra việc thành lập các khu công nghệ cao do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đầu tư xây dựng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, nhất là nguồn vốn để triển khai, gồm: khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, TP Hà Nội; khu công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai; khu công nghệ cao Ascendas-Protrade, tỉnh Bình Dương.

Theo quyết định, từ nay đến năm 2030, việc thành lập mới một số khu công nghệ cao do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên sẽ bằng nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn khác nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong cả nước.

Với việc thành lập các khu công nghệ cao nói trên, có lẽ Việt Nam sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu chiếm giữ vị trí số 1 ASEAN về công nghiệp điện tử, như lời Giám đốc Marketing của LG Electronics (Thailand) từng đánh giá ở triển lãm NEPCON Vietnam 2015 - triển lãm duy nhất về công nghệ SMT, thiết bị, công nghệ Kiểm tra, và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho chế tạo Điện tử tại Việt Nam.

Cho đến nay, nhiều thương hiệu toàn cầu đã mở nhà máy sản xuất tại đây để tăng cường sản lượng sản xuất. Các hãng lớn như Samsung, Intel, Canon, Panasonic, Fujitsu, LG, Bosch và Nokia đều đầu tư hàng tỷ Đô la Mỹ vào thị trường điện tử Việt Nam.

Mới đây, LG Electronics tuyên bố kế hoạch chuyển dịch sản xuất TV từ Thái Lan sang Việt Nam bằng việc khánh thành khu phức hợp sản xuất điện tử khổng lồ tại thành phố cảng Hải Phòng miền Bắc Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành một trong những trung tâm xuất khẩu điện tử lớn nhất trên thế giới.

Trong khi đó, Intel, tập đoàn sản xuất chip máy tính hàng đầu thế giới cũng đang chuyển dần hoạt động từ Malaysia, sang Việt Nam.

Theo thông tin trên tờ The Star của Malaysia ngày 28/5, các hoạt động sản xuất bo mạch chủ và bộ vi xử lý từ cơ sở ở Kulim, bang Kedah của Malaysia, sẽ được chuyển sang Việt Nam và Trung Quốc.

An Nhiên (Tổng hợp)

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét