Quá trình làm giả khoai tây Đà Lạt từ khoai Trung Quốc khá tỉ mỉ. Tuy nhiên do giá bán chênh nhau 3 - 4 lần nên khoai Đà Lạt bị mạo danh rất nhiều.
Theo một số người buôn khoai tại Đà Lạt, để "hô biến" khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt, đầu tiên người ta rửa sạch củ khoai tây, sau đó lăn củ khi đang còn ướtqua một lớp đất đỏ hồng của Đà Lạt (còn gọi là đất hồng phấn) đã được tán mịn, rồi đem phơi nắng cho đất vừa khô thì dùng tay xoa nhẹ bề ngoài củ khoai. Lúc đó màu khoai rất đẹp, người tiêu dùng rất khó phát hiện, kể cả người Đà Lạt cũng không phân biệt được.
Khoai Trung Quốc ngoài việc lượng tinh bột ít hơn thì dư lượng thuốc trừ sâu cũng cao vượt mức an toàn.
Dưới đây là một số mẹo để phân biệt khoai Trung Quốc và khoai Đà Lạt:
Khoai Trung Quốc cũng có 2 loại là vỏ vàng và vỏ hồng như khoai Đà Lạt, nhưng củ khoai tây Trung Quốc to, thon dài, cỡ củ khá đồng đều, vỏ dày (nên ít bị sứt sẹo) bóng đẹp, trên vỏ có các chấm li ti, mắt củ to. Trong khi , , mắt củ ít và nhỏ.
- So với khoai tây Đà Lạt, khoai tây Trung Quốc có kích cỡ rất đều > < khoai tây Đà Lạt củ vừa phải, thường có hình bầu dục hoặc tròn, cỡ củ khá chênh lệch
- Củ khoai Trung Quốc thường dài hơn, vỏ khoai dày và trơn bóng, ít bị trầy xước > < khoai tây Đà Lạt vỏ mỏng (nên dễ bị trầy xước, bong tróc).
- Mắt ở củ khoai tây Trung Quốc trông to hơn, ruột khoai cũng trắng hơn > < khoai tây Đà Lạt trên vỏ có các chấm li ti, mắt củ to.
- Dùng ngón tay lướt trên bề mặt cắt ngang của khoai sẽ thấy khoai tây Trung Quốc nhiều nước > < khoai Đà Lạt khô.
- Nếu chiên, luộc khoai Trung Quốc ăn sẽ dẻo, nhưng không bùi do ít tinh bột > < khoai tây Đà Lạt nhiều tinh bột nên khi chế biến khó bị nát, ăn rất bùi, bở.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét