Thịt bò là một trong những thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, thịt bò cũng rất dễ bị nhiễm giun, sán, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng.
» Những điều không nên khi ăn thịt bò
» Cách làm Rượu hạt gấc trị bệnh
» Những điều không nên khi ăn thịt bò
» Cách làm Rượu hạt gấc trị bệnh
Cách nhận biết thịt bò nhiễm sán
Một biện pháp rất đơn giản để phát hiện thịt lợn hay bò bị nhiễm giun sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát, tìm kiếm dọc theo thớ thịt. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt bò, thịt lợn bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thịt.
Ngoài ra, khi thấy miếng thịt lợn, bò có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the.
Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần loại bỏ ngay lập tức, tuyệt đối không được sử dụng.
Sau khi đi vào cơ thể người, sán ký sinh trong gan mật, trường hợp bất thường sán có thể ký sinh trong cơ, dưới da (ký sinh lạc chỗ). Tùy vào số lượng sán và vị trí khu trú mà bệnh nhân có những biểu hiện điển hình hoặc không điển hình.
Người bị nhiễm sán sẽ có những biểu hiện như:
- Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút.
- Sốt: Sốt thất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài.
- Thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt gặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài đặc biệt ở trẻ em.
- Đau bụng: Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị - mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
- Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
- Một số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của các biến chứng như tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa...
Dịch màng tim chứa đầy sán khi chọc ra của người nhiễm sán
0 nhận xét:
Đăng nhận xét