10 Tác dụng phụ của măng tây

Có nhiều dưỡng chất nhưng lại hầu như không có calo nên măng tây trở thành món ăn lý tưởng cho những người muốn giảm cân. 

Là thực phẩm chống lão hóa tự nhiên hiệu quả, măng tây có nhiều chất xơ, chất glutathione có khả năng giải độc, asparagines - một axít amin thiết yếu, và một số chất khác có đặc tính chống ung thư. 

Tuy nhiên, măng tây cũng gây ra một số tác dụng phụ ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.

Tác dụng phụ của măng tây

10 Tác dụng phụ của măng tây

Khô miệng


Thân cây măng tây là bài thuốc lợi tiểu tự nhiên rất có tác dụng. Tuy nhiên, bản chất của lợi tiểu là đi tiểu thường xuyên nên rất dễ xảy ra tình trạng mất nước. Nước trong cơ thể càng ít thì sự mất nước diễn ra càng nhanh. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên, bạn có thể bị khô miệng.

Cơ ruột có thể gặp trở ngại


Thân cây màu xanh tươi này là một nguồn chất xơ rất tiềm năng. 100g thân cây măng tây chứa 2,1% chất xơ, tương đương với 8% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, nạp nhiều chất xơ vào cơ thể quá cũng không nên. Chất xơ giúp loại bỏ độ ẩm nên thường khó đi ngoài, do đó làm ảnh hưởng tới sự vận động của ruột non. Kết quả là bạn sẽ gặp một số vấn đề trong ruột, kèm theo táo bón và đau bụng.

Mùi hôi


Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của việc ăn măng tây. Măng tây chứa một chất chống oxy hóa mà thực chất chính là lưu huỳnh mỏ. Điều đáng nói là lưu huỳnh có mùi rất đặc trưng và để lại mùi ở bất kỳ nơi nào nó đi qua. Một hoặc hai ngày là khoảng thời gian cần thiết để có thể đánh bay mùi của lưu huỳnh.

Không an toàn cho người bị phù nề


Nếu người bệnh bị phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận, vui lòng không động đến các món ăn chế biến từ măng tây. Nghiên cứu cho rằng loại rau này có thể gây hại cho những bệnh nhân bị phù nề. Để tránh các biến chứng, điều quan trọng là phải kiệng kỵ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm.

Không an toàn cho những người uống thuốc ngừa cao huyết áp


Măng tây được biết đến là một nhân tố đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh huyết áp , do đó có thể giảm các rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu người bệnh tăng huyết áp và đang trong giai đoạn uống thuốc chống tăng, hãy thận trọng trong việc ăn măng tây vì nó có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.

Giảm cân đột ngột


Giảm cân là tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn ăn quá nhiều măng tây. Đặc biệt, những người đang trong quá trình giảm cân rất khó để vượt qua sự cám dỗ này. Khi ăn quá nhiều măng tây, trọng lượng cơ thể bạn sẽ giảm cân nhanh chóng nhờ chức năng lợi tiểu của loại rau này. Tuy nhiên, đây lại là hình thức giảm cân không mong muốn.

Ảnh hưởng tới thai nhi và những người đang cho con bú


Măng tây không an toàn khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc trong quá trình mang thai và cho con bú. Trong thực tế, chiết xuất măng tây được sử dụng để kiểm soát sinh đẻ vì nó đóng vai trò ảnh hưởng tới nội tiết tố.

Tương tác với thuốc


Với các loại thuốc chống tăng huyết áp: Măng tây có tiềm năng để giảm huyết áp, vì vậy cùng với các thuốc chống hạ huyết áp  nó có thể dẫn đến một sự sụt giảm huyết áp mạnh khiến người bệnh rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Bạn đừng quá lo lắng khi đọc được những tác dụng phụ của măng tây. Giống như một đồng xu có hai mặt, mọi thứ trong cuộc sống tự nhiên đều có mặt xấu và mặt tốt, quan trọng là bạn biết vận dụng mặt tốt và tránh mặt xấu như thế nào. Với măng tây cũng vậy, chúng tôi mong muốn các bạn biết về những tác dụng phụ của nó để có được sức khỏe đảm bảo nhất.

Dị ứng


Nhiều người bị dị ứng với măng tây
Phản ứng dị ứng với măng tây đã được biết đến với nhiều chứng khác nhau như là:
Viêm mắt, viêm kết mạc, ngứa và mẩn đỏ vùng mắt.
Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
Ngứa cổ họng.
Ho khan.
Phát ban, nổi mụn.
Khó thở.
Buồn nôn.
Choáng váng.
Chóng mặt.
Nhức đầu.
Đầy hơi.

Thực phẩm giàu carbohydrate và chất xơ gây ra khí trong quá trình tiêu hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình mỗi ngày, con người cho ra khí khoảng 14 lần. Măng tây chứa rất nhiều raffinose, carbohydrate với 3 biến thể đường khác nhau - glucose, fructose và galactose. Chúng tôi không có loại enzyme phù hợp để phá vỡ cấu trúc của carbonhydrate, do đó nó được lên men bằng vi khuẩn và hình thành khí. Khi có quá nhiều khí trong bụng chưa được thoát ra ngoài sẽ sinh ra chứng đầy hơi.

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét