Tóc vàng và tóc đen


Hôm nay lang thang trong hành lang hội nghị chợt gặp một người bạn cũ thời còn làm việc bên Mĩ. Thế là bao lăm chuyện trên trời dưới đất từ 10 năm qua có dịp giải bày. Chuyện trò quanh co một hồi, chúng tôi mới phát hiện ra là mình tranh luận về chuyện giải phẫu thẩm mĩ. Chúng tôi tranh luận về hiện tượng quí vị phụ nữ Việt Nam nhuộm tóc màu vàng ...



Trong xã hội ngày nay (và có thể cả trong thời tiền sử), rất hiếm có một người nào hài lòng và ca ngợi thân thể của chính mình. Hầu như trong mỗi chúng ta đều, không nhiều thì ít, không hài lòng với thể diện của mình. Một số trong chúng ta thấy cái tai cao quá. Số khác thì lo lắng đến cái mũi quá dài hay quá thấp. Giới phụ nữ thì có người quan tâm đến bộ ngực của họ quá to; nhưng cũng có người ăn không ngon ngủ không yên vì thấy ngực của họ không to như mong muốn, nhất là mấy vị Á châu. 

Lịch sử của thân thể là một phần của lịch sử phấn đấu để vượt qua chính mình. Từ xa xưa, con người đã tranh đấu để xóa bỏ những hạn chế của thân thể qua chính trị, nghệ thuật, tôn giáo, tái sản sinh, và [khi có thể], giải phẫu. Tôi nghĩ rằng vượt qua “khuyết tật” bẩm sinh để trở thành người da trắng, hay một người Tây phương, hay hấp dẫn, hay trở thành trẻ hơn. 

Tôi nghĩ lòng khát khao, tự nó, được bắt nguồn từ sự thống trị của một lí tưởng thẩm mĩ thịnh hành trong một sắc dân hay thành phần kinh tế và quyền lực nào đó. Điều này giải thích tại sao phụ nữ Á châu, kể cả Việt Nam ta, sống trong các xã hội Tây phương có khuynh hướng nhuộm tóc thành màu vàng, để tự đồng hóa mình với lí tưởng đẹp của phụ nữ bản xứ. Nhưng tại sao phụ nữ Việt Nam ở Việt Nam mà cũng nhuộm tóc “highlight” là điều tôi chưa giải thích được. Chẳng lẽ quan niệm thẩm mĩ của VN ta không có nên phải vay mượn từ người Âu châu?

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét