Có nên bỏ thi trung học?

Vấn đề cải cách thi cử trung học lại đặt ra. Gs Hoàng Tụy viết một loạt 3 bài về vấn đề này, với luận điểm chính là bỏ thi trung học phổ thông (THPT):





Không như những lần trước, phần lớn tiếng nói góp ý rơi vào sự im lặng đáng sợ, lần này có người tranh luận, cũng với 2 bài. Người tranh luận kí tên Kim Dung cho rằng đề nghị của Gs Tụy là khó khả thi vì không thực tế:




Rất khó thấy bên nào có lí hơn, bởi vì thiếu dữ liệu. Thật vậy, cả hai bên tranh luận đều không trình bày những dữ liệu thực tế để biện chứng cho lí lẽ của mình. Tôi thấy Bộ GDĐT đang có một kho tàng dữ liệu rất quí để những ai quan tâm đến giáo dục có thể phân tích và khai thác. Để biết chúng ta có nên bỏ kì thi tốt nghiệp trung học hay kì thi tuyển vào đại học chúng ta cần những số liệu về mối tương quan giữa:

(a) điểm vào trung học và tốt nghiệp trung học;
(b) điểm tốt nghiệp trung học và điểm tốt nghiệp đại học;
(c) yếu tố nào có thể giải thích các mối tương quan (hay thiếu tương quan) này.


Phải phân tích cho từng môn học. Có thể phân tích theo thành phần học sinh, thành thị hay nông thôn trường học, v.v… để biết khuynh hướng ra sao. Tôi nghĩ nếu các số liệu này có sẵn, và với các software hiện nay, chúng ta có thể phân tích không đầy 1 tuần là có kết quả. Khi có kết quả thì hãy tranh luận.


Tôi cho rằng tranh luận trong điều kiện thiếu dữ liệu thực tế chẳng khác gì người mù sờ voi. Để biết tình trạng khoa học nước ta ra sao, tôi phải tra cứu database của ISI Thomson biết xu hướng công bố và trích dẫn trong vòng mấy chục năm qua, chứ không đơn thuần phát biểu mà không có số liệu. 


Một ví dụ về số liệu mà tôi muốn thấy có trong cuốn “Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại” (Nhà xuất bản Trẻ, 2003) của Tiến sĩ Dương Thiệu Tống. Thầy Tống làm phân tích thống kê điểm môn toán của 1280 học sinh thì thấy hệ số tương quan 


(a) giữa điểm tốt nghiệp lớp 12 và điểm thi tuyển sinh đại học là 0,17;
(b) giữa điểm tốt nghiệp lớp 12 và điểm lúc cuối chương trình đại học là 0,09;
(c) giữa điểm thi tuyển sinh đại học và điểm lúc cuối chương trình đại học là 0,19. 


Những kết quả này cho thấy một cách rõ ràng rằng điểm thi tốt nghiệp trung học không phải là yếu tố tiên đoán cho điểm thi tuyển đại học và càng không có liên hệ gì đáng kể với điểm học trong năm cuối của chương trình đại học. Nói cụ thể hơn, các học sinh có điểm thấp khi tốt nghiệp trung học khi đi thi đại học và khi tốt nghiệp đại học vẫn có điểm cao; ngược lại phần đông các học sinh có điểm cao trong kì thi tốt nghiệp trung học không phải là những sinh viên có điểm cao khi học đại học. 


Một cách diễn giải các con số thống kê trên là điểm thi tú tài không phân biệt được khả năng của người sinh viên lúc theo học đại học; và đề thi tú tài không ăn khớp với nhu cầu khoa bảng ở bậc đại học. Nói cách khác, đó là một “bằng chứng” cho thấy hệ thống thi cử hiện nay không phản ảnh trung thực trình độ và tiềm năng của học sinh. 


Tuy nhiên, mọi chuyện tranh luận chắc chỉ cho vui thôi, bởi vì Bộ GDĐT đã quyết định rồi: sẽ bỏ thi ĐH vào năm 2010!
NVT

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét