Nhật kí trong bệnh viện

Bài này tôi thấy trên báo Người Việt (California). Tác giả có lẽ là một người Việt ở nước ngoài về thăm nuôi ông già, và bệnh viện chắc ở phía Nam. Tôi thấy những hình ảnh mà tác giả mô tả rất phù hợp với tình hình y tế thực tế ở nước ta. Chỉ copy về đây như một chứng từ tham khảo. Biết đâu mai kia mốt nọ khi nước ta khá lên, có người đọc lại để thấy một thời đau khổ. Tôi chợt nghĩ nên có một viện bảo tàng để lưu lại những dấu vết của thời đau khổ này (cũng giống như bảo tàng ghi lại thời bao cấp ngoài Hà Nội vậy). NVT


===

Nhật ký nuôi bệnhViệt Bảo
Kỳ 1: Nhập... môn bệnh viện
Gần năm giờ. Trời đen sẫm hơn bao giờ hết trước khi rạng sáng. Ba tôi vừa thiu thiu ngủ. Mệt nhoài sau một đêm thức dậy không biết bao lăm lần để canh chừng ba tôi, mắt cay sè còn đầu nhức bưng bưng, lúc thì nặng chì, lúc thì nhẹ tênh, tôi toan đặt mình xuống chiếu, nằm thêm một lúc nữa... Trên ba chiếc giường khác trong cùng phòng bệnh, các bệnh nhân cũng đang yên giấc. Người trẻ nhất trong phòng đã 75 tuổi, ba tôi 82, một chưng 84, có chưng đến 90 tuổi. Ai cũng mắc bệnh về tim và cao huyết áp như ba tôi, ngoài ra còn bị suy thận, tiểu đường, đau dạ dày... đủ kiểu. Chú B. đêm nào cũng uống hai viên Rotunda (thuốc ngủ nhẹ - chưng sĩ nói vậy). Chú H. đêm qua phải xin một viên Seduxen... Thế rồi cánh cửa bị dộng rầm rầm, một giọng nói thô bạo cất lên: Mở cửa! Mở cửa...!

Tim tôi đập lồng lên. Vừa cố thở sâu, tôi vừa gượng dậy cuốn chiếu. Cô hộ lý đã đến dọn vệ sinh cho phòng bệnh. Người già người bệnh đâu có dậy theo giờ. Chẳng hạn ba tôi thức trắng cả đêm, cứ giờ này mới bắt đầu ngủ sâu một chút. Gọi ba tôi dậy thì tội quá, mà không gọi dậy, chờ nhà khô để được “lệnh” đi, có khi ba tôi đói vì không kịp mua thức ăn. Mua trước thì nguội hết, người già đang bệnh làm sao ăn...

Hồi nãy, khi cô hộ lý đập cửa, tôi khiếp vô cùng. Lỡ ba tôi giật mình, huyết áp tăng bất ngờ, rồi lên cơn đau tim thì... Ai nuôi người già yếu tim cũng biết bệnh này chết như chơi, chỉ một tiếng động bất ngờ, làm họ kinh sợ, hay một con gió lạnh bất chợt cũng có thể sinh chuyện... Hôm trước, một bệnh nhân mới, vô ý làm cái hộc tủ bằng inox rớt xuống sàn xoảng một cái, mấy ông già đã trân trân, thất thần, cả phòng ào ào trách móc... Vậy mà cô hộ lý này, sáng nào cũng đập cửa, hô hoán như cháy nhà. Bất kể cô phục vụ ở khoa này đã lâu, gần về hưu rồi...!

Cô hộ lý vào là một ngày rộn ràng ở bệnh viện bắt đầu. Một tay cô xách bao nylon to đựng vỏ chai, vỏ lon mà bệnh nhân bỏ để bán ve chai, kiếm thêm ít tiền. Cô vừa kéo cái bao loảng xoảng, vừa cầm cái chổi và một bó bao nylon mới để thay bao đựng rác trong WC. Cả quét sàn, lẫn cọ rửa trong nhà vệ sinh - những công đoạn quan trọng cho việc bảo đảm vệ sinh đều làm “chay”, không có xà bông, nước tẩy rửa. Cái chổi, ngoài việc quét sàn, còn được dùng để quét tấm đệm bọc simili trắng trên một chiếc giường bệnh còn trống, rồi được quơ lên để quét tiếp bệ cửa sổ. Bị tôi nhắc, cô cãi: “Chổi sạch mà”.

Trong phòng bệnh của ba tôi, có một chưng 90 tuổi. Nhà ít người, chưng ở một mình trong bệnh viện. chưng bị suyễn nặng, rất sợ gió, cái giường phải che kín bằng mùng mền nhưng sáng nào, bước chân vô phòng, cô hộ lý cũng với tay bật quạt tới nấc mạnh nhất, để nhà mau khô...

Nói cho công bằng, cô cũng đáng thương. Một mình cô phải chùi, dọn, phục vụ cả một dãy phòng bệnh. Chùi, dọn từng phòng đã mướt mồ hôi, rồi chùi, dọn hành lang, ghi yêu cầu về cơm của bệnh nhân, đi lấy cơm, rồi phát drap, phát quần áo. Người ta buộc cô làm mọi thứ cả chuyện sạch, lẫn chuyện dơ. Nên một bộ đồ mặc để làm vệ sinh, làm xong thì cũng bộ đồ đó đi lấy cơm, phát cơm, phát drap, phát quần áo...

Chẳng riêng cô hộ lý, cô y sĩ cũng nặng tay, mạnh chân. Mỗi lần cô y sĩ đến, cái xe thuốc bằng inox cũng loảng xoảng gây giật mình.

chưng sĩ trong bệnh viện thì hệt... ninja. Họ rất nhỏ nhẹ, tới mức không bao giờ cho bệnh nhân biết bệnh của người ta ra sao, cần kiêng khem, chú ý điều gì. Mỗi lần khám bệnh, chưng sĩ sờ vài chỗ, bảo thở mạnh, hít vô, nghe vài chỗ, hỏi có đau không, tiêu hóa có thông thường không... rồi... thôi. Vì vậy, bệnh nhân gọi thày thuốc là “chưng sĩ... ấn độ”, tức là ấn ấn vài cái rồi... độ độ và... thôi!

Ngoài chưng sĩ, y sĩ, hộ lý, người ta mệt thêm vì khách vào thăm người bệnh. Thiên hạ ùn ùn kéo tới bệnh viện vào buổi tối. Họ ngồi bừa lên các giường bệnh, bất kể người bệnh, cười, nói rổn rảng...

Buổi tối mệt còn vì người nhà bệnh nhân phải đi thăm... chưng sĩ và y sĩ. Phong bì là chuyện đương nhiên nhưng tôi “kiêu”, không “đi” phong bì bởi cho là hèn. Tuy nhiên cuối cùng, chính tôi thấy mình... kỳ và... dại. Thế là tối tối, tôi cũng đi thăm chưng sĩ, y sĩ, những người trực đêm với một bịch trái cây. Những món đó chẳng đáng, không có cũng được nhưng không có thì người ta không được vui vẻ, bạn muốn nhờ vả sẽ cảm thấy ngại ngùng. Mà ban đêm, ở lại bệnh viện nuôi bệnh, chuyện nhờ đo nhiệt độ, huyết áp, uống thêm thuốc khi người thân của bạn bị mệt là điều thông thường...

Trong y giới, có những người khá trắng trợn, họ gợi ý sát sạt. Có lần, tôi đang xếp dọn vật dụng cá nhân thì một cô y sĩ tạt vào, cầm một món đồ xuýt xoa khen đẹp, rồi hỏi mua ở đâu và mua... mấy cái. Cách cô hỏi khiến tối đó, tôi phải gói đồ mang đến tận phòng tặng cô.

Muốn cảm nhân tình ở bệnh viện, có lẽ nên tạt qua Phòng Cấp Cứu. Ai đưa người thân vào đó, ngồi chừng một ngày là được chỉ vẽ rành rẽ hộ lý nào hiền, hộ lý nào phải đút tiền mới cho vào thăm người nhà đang nằm một mình trong phòng cấp cứu. Nếu họ không cho vô, người nhà mình - vốn đang chờ cấp cứu - có mắc tiểu, cần đại tiện cũng phải ráng nín hoặc tự lết đi. Ðút bao lăm đều có giá. Lương quá thấp nên nhân viên y tế cho phép mình nhận phong bì. Bệnh nhân, thân nhân cũng biết chuyện đó nên xem biếu xén là lẽ tất nhiên. Dân gian có câu “Ai nuôi, người ấy xài”. Ở bên ngoài, ai chi, người đó có quyền khiển cán bộ. Chi nhiều, khiển mạnh. Trong bệnh viện cũng vậy!

Cũng vì vậy ranh giới giữa lòng biết ơn nhập nhòe với hối lộ, dù giá trị khoản hối lộ rất nhỏ, nhỏ tới mức bạn tởm chuyện đưa - nhận hối lộ đến đâu thì cũng vẫn nhập cuộc trong tinh thần tự nguyện cao độ.

Kỳ 2: Làm quen với bệnh viện
Mỗi sáng, khi bị cô hộ lý dựng dậy vào lúc 5 giờ sáng, chúng tôi phải thu xếp chiếu, mền, gối đã trải trên nền để ngủ qua đêm thật gọn ghẽ, rồi phải đi lấy nước nóng về cho thân nhân làm vệ sinh buổi sáng thật nhanh. Tại sao phải làm vệ sinh thật nhanh vào giờ đó trong khi đúng ra, bệnh nhân cần được nằm ngủ theo như cầu của họ? Câu trả lời là vì cô hộ lý sẽ lau nhà, lau hành lang...

Giẻ lau là một tấm vải thun to, nước nhỏ ròng ròng, nên sau khi lau, sàn nhà ướt rượt. Trong và sau khi cô lau, chớ dại mà bước qua, bước lại trong phòng, ai lỡ dại để lại dấu chân khi sàn chưa khô, khiến cô phải lau lại sẽ bị quát mắng té tát, bất kể bệnh nhân đáng tuổi cha mẹ và yếu ớt.

Lau xong phòng bệnh, cô lau hành lang và lúc đó là thời điểm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Hai đầu hành lang dẫn ra ngoài bị khóa kín, bệnh nhân nào không kịp vào hay ra thì ráng chịu. Có một nan đề là thời điểm lau hành lang thường đúng lúc nhiều bệnh nhân thức giấc và muốn ăn sáng nên gần như như sáng nào cũng có thân nhân bệnh nhân đi mua thức ăn sáng bị cô la oang oác.

Thương ba, chúng tôi ráng trả tiền để ông được nằm trong dãy phòng thuộc loại “V.I.P”, có máy lạnh, bình nước nóng, bình nước sôi miễn phí. Thế nhưng máy lạnh của phòng “V.I.P” vừa vênh, vừa hở, máy nước nóng chưa hề hoạt động, cửa sổ thì cứ kéo là tưởng đang nghe khủng long nghiến răng. Chân tường ẩm ướt, vôi vữa tróc ra từng mảng. Nệm thì xẹp lép. “V.I.P” cuối cùng chỉ khác phòng thường ở chỗ có chưng sĩ khám hàng ngày, thuốc thang và dụng cụ y tế đầy đủ hơn phòng thường.

Cách đối đãi thì dù có khá hơn nhưng sáng sáng thân nhân người bệnh vẫn phải mua cho cô hộ lý gói xôi, tấm bánh.. Những người biết điều như thế thường không bị la mắng. Tôi thì không nhưng nhờ có lần tôi cạo gió giúp cô lúc cô bị trúng gió nên cô không quát tôi nữa. Lỡ đặt chân lên hành lang khi nó còn ướt cô vẫn... cười rồi kêu tôi đi lẹ lên để cô lau lại.

Tôi còn giúp cô hộ lý vài chuyện lặt vặt khác. Hôm đó, một chị kiếm sống bằng nghề nuôi bệnh nhân và tôi được cô nhờ lau cửa kiếng. “Ðồ nghề” chỉ có một thau nước và một nắm giẻ. Cô hộ lý phân trần về việc cô không được phát dung dịch tẩy rửa. Hình như một quý, bệnh viện mới phát một lần, thành thử muốn sạch, cô phải bỏ tiền túi mua xà bông mà lương cô thì quá ít. Chị Tân - một người chuyên nuôi bệnh mướn - có sáng kiến dùng báo cũ vò nhàu lau trước rồi lau lại bằng nước. Chúng tôi thi nhau xin báo cũ, hăm hở lau. Quả là sáng kiến! Cửa kiếng của cả dãy phòng cứ gọi là ngời ngời. Cô hộ lý hết lời cám ơn, còn tôi cũng thấy vui vui vì có chuyện làm cho đỡ buồn tẻ..

***
Do phải dậy sớm nên thường là chừng 7 giờ, bệnh nhân đã ăn xong bữa sáng. chưng sĩ trực ca đêm bắt đầu đi thăm bệnh trước khi giao cho ca sau để về nhà. Ðể chưng sĩ khám bệnh sớm, trước đó, y sĩ phải đo huyết áp, ghi hồ sơ. Giờ đo nhiệt độ, huyết áp thường trước 6 giờ sáng. Kỳ trước, tôi đã kể về một chưng 90 tuổi, nằm cùng phòng với ba tôi bị suyễn, ho cả đêm. Chúng tôi phải che thêm một cái mùng, một cái mền cho chỗ nằm của chưng đủ kín chưng mới ngủ được. Che không kỹ, gió lọt vô cái “hầm” đó cũng khiến ông ho sù sụ cả đêm. Một buổi sáng sớm, một cô y sĩ mặt lạnh như tiền, xồng xộc bước vào. Tới giường chưng, cô càu nhàu sao che cái giường ghê vậy và đưa tay giật cho mùng rớt xuống để nắm lấy tay ông già, quấn băng đo huyết áp. Ông già vừa thiu thiu ngủ được một lát sau một đêm thức trắng thì bị chụp lấy cánh tay, quấn băng đo huyết áp... Tôi nhìn cảnh đó mà rùng mình. Một số tài liệu mà tôi đã đọc, viết về bệnh tim, người ta nhắc đi, nhắc lại chuyện cần tránh cho người bệnh bị giật mình bởi những cơn đau thắt ngực có thể ập đến và người bệnh đi luôn. Thế nhưng cô y sĩ không màng, cô chẳng thèm đánh thức ông cụ, cứ vậy mà giựt, cuốn, đo rồi gỡ băng xong xồng xộc đi ra như khi đi vào...

Tôi cố kìm câu chửi đã trào lên cuống họng. Tôi kìm được vì không quen chửi nên lúng túng trong việc bắt đầu...

***

Sau khi cô y sĩ đi ra, chưng sĩ sẽ vào nên toàn bộ khăn, vật dùng của bệnh nhân và thân nhân phải được sắp xếp gọn gàng nhưng xếp vào đâu? Phòng bệnh không có chỗ để phơi khăn mặt nên mọi người chỉ vắt khô rồi phơi trên đầu giường. chưng sĩ không cho phơi thì chỉ có cách nhét hết vô tủ, chờ chưng sĩ khám xong lại lôi ra phơi tiếp. Lúc đó thì chẳng ai nhắc. chưng sĩ nào cũng biết chuyện đó. Thế nhưng đó lại là điểm “thành tích” của y sĩ, nếu bị chưng sĩ rầy la phòng bệnh bừa bộn, y sĩ sẽ bị trừ... điểm thi đua nên người ta gạt lẫn nhau và chấp nhận để bị gạt như vậy.

Cũng chuyện thi đua mà thời kỳ nằm bệnh viện của ba tôi có một bữa thiệt... vui. Trưa, mọi người đang thiu thiu ngủ, tôi đang đọc sách thì chợt nghe huyên náo ở đầu hành lang, rồi những bước chân, ban sơ thì nhè nhẹ ngang qua cửa phòng, đến cuối dãy chuyển thành bước chạy thình thịch... Té ra, sắp tới hội thi nào đó do bệnh viện tổ chức, có môn “đi bộ thể thao”. Khoa tim mạch có sáng kiến tập dượt ngay trên hành lang bệnh phòng trong giờ làm việc. Ðúng là tiện cả đôi đường! Vừa tập dượt, vừa để ý... chăm sóc bệnh nhân. Kết quả là cười đùa, trêu ghẹo, bình loạn và... chạy thình thịch suốt từ trưa tới chiều. Có lẽ trái tim già yếu của những bệnh nhân ở đây đã từng được tôi luyện nhiều qua những lần nằm bệnh viện, nên sau lần đó, tôi không thấy ai đi... luôn cả.

Kỳ 3: V.I.P
Phòng bệnh đang vui. Chúng tôi đã thành thân thiết, giúp nhau từng chút, chọc nhau cười, có món gì cũng mời nhau một miếng. Người này gửi người kia coi giùm người nhà, tối cùng nhau tập thể dục trước khi ngủ. Chuyện nhà cửa, con cái, mới mua thêm mảnh đất... cũng rủ rỉ kể nhau nghe. Chúng tôi cùng hoàn cảnh, dễ giãi bày. Phòng bệnh bốn giường nhưng chỉ có ba bệnh nhân, chiếc giường ở giữa bỏ trống, tôi và chị Tân buổi trưa vẫn nằm đó ngủ...

Ðang giữa một buổi trưa sung sướng như thế, có người lay chúng tôi dậy yêu cầu trả giường. Phòng có bệnh nhân mới!

Bệnh nhân mới còn trẻ, chưa tới 50, người mập, da trắng hồng. Ði theo có quá chừng người, mấy cô gái trẻ ăn mặc rất mốt, ra vô không chào ai. Một đám thanh niên lao nhao ngoài hành lang. chưng sĩ tất ta tất tưởi, y sĩ mặt mày nghiêm trọng. Mặc kệ phòng bệnh chật chội, họ đứng thành một vòng, vai sát vai vây kín cái giường nhưng chuyện lấy cho người bệnh cái gối hay nới bớt lưng quần thì không ai ngó tới. Chả biết họ đứng như thế làm gì vì vị kia khi vô tới vòng là nằm xuống, mắt nhắm nghiền, có nói năng gì đâu. Ðám người vây kín cái giường cũng không ai nói gì, chỉ xuýt xoa liên tục. Hễ bệnh nhân mới trở người một cái là cả cái vòng mềm mại thu hẹp vòng vây. Tôi đoán chắc đó là một... đương quan!

Cuối cùng đúng là vị ấy làm quan đầu tỉnh về thuế. Ðang tiếp khách thì mặt nghệt ra, tay chân cứng đơ rồi té, khách lật đật kêu cấp cứu. Huyết áp quá cao dẫn tới tai biến mạch máu não.

Cái vòng chung quanh bắt đầu í ới xôn xao khi sếp mở mắt. Ai cũng chen vô cho bệnh nhân mới ngó thấy mặt mình, ráng nói một câu tràn ngập thương mến. Bệnh nhân cũ và thân nhân ráng chịu đựng. Song họ ồn ào quá, cuối cùng tôi phải nhắc họ tôn trọng những người bệnh khác.

Rốt cuộc, đám lau nhau cũng tan hàng. Ði thăm người bệnh nhưng mặt ai cũng hớn hở. Khi cả đám nhộn nhạo biến mất, tôi thấy sót lại một chị trọng tuổi, ngơ ngác ngó quanh rồi rụt rè hỏi tôi, bệnh nhân có thể ăn uống thông thường không. Tới chừng biết rằng bị tai biến thì tuyệt đối không được ngồi, phải giữ đừng để lạnh, chị mới tá hỏa chạy theo đám kia nhắn gọi. Lúc đó, vị đượng quan vẫn nằm chèo queo, không gối, không mền, không bô đi tè và chưa có gì bỏ bụng.

Tuy nhiên vì bệnh nhân mới là quan. Chiều hôm ấy, quan được chuyển sang phòng dịch vụ, trong phòng có cả tivi. Chúng tôi thở phào, chiếc giường trống được hoàn cho các “cố chủ”. Chỉ có một cô vốn là y sĩ đi nuôi chồng bệnh mới thực sự lo lắng cho ông quan tại chức đang bị tai biến, còn lại là khách ra vô nườm nượp như trẩy hội, cộng thêm cái tivi ra rả suốt ngày nên viên quan ấy khó mà hồi phục...

Bệnh nhân là quan chức, hoặc là cha mẹ quan chức vào khu này khá nhiều. Một cô là người quen của ba tôi, nhờ có con trai là giám đốc sở điện lực, nên được nằm riêng một phòng. Cô giúp việc khoe, mai dì xuất viện, anh H. sẽ điều công xa lên rước về nhà. Khi cô xuất viện, nhân viên sở điện lực túc trực sẵn, ôm hết mùng mền gối chiếu... giùm mẹ của sếp. Cô giúp việc chặc lưỡi: “Giám đốc mà, muốn gì không được”.

Một chưng khác là cha vợ của giám đốc bệnh viện. chưng bị suyễn. Nằm bệnh viện từ tháng này qua tháng khác, từ năm ngoái sang năm nay, ăn Tết trong bệnh viện. Hai vợ chồng chưng chiếm luôn một phòng V.I.P trong dãy V.I.P. Tất nhiên, các phòng trong dãy này đều được trả trước bằng tiền bảo hiểm đóng suốt cả đời nên giờ không phải trả thêm - có thể gọi đại là... miễn phí. chưng một giường là chuyện đương nhiên nhưng vợ chưng, chỉ đi theo chăm sóc cũng có một giường, drap được thay định kỳ như bệnh nhân thì quá... kỳ. Chưa kể chưng gái còn mang cả nồi cơm điện vô phòng nấu cơm cho nóng. Hai chưng giữ cái phòng ấy lâu đến mức bệnh nhân, chưng sĩ, y sĩ gọi luôn là... phòng ông P., chẳng ai còn nhớ số phòng...

Thế rồi chưng P. xuất viện. chưng đã khỏe hơn một chút nên về làm đám giỗ cho mẹ. Bệnh đó thế nào cũng phải quay lại bệnh viện nên phòng được khóa kín. Nếu có bệnh nhân mới, họ sẽ được nhét vô các phòng khác.

Bữa nọ, “phòng ông P.” đột nhiên mở toang. chưng sĩ, y sĩ và những người lạ hoắc, chắc ở khoa khác tới - lượn qua, lượn lại vù vù như một đàn bươm bướm. Mặt ai cũng căng thẳng như đang... bón. Một người đàn ông thâm thấp, da đen thui đường bệ bước tới, hất hàm hỏi: “Phòng sạch sẽ không? Yên tĩnh không?” Mọi người dạ rân. Thế rồi một cái băng ca được khiêng qua một cách trịnh trọng. Mọi người bám theo. Suốt từ 11 giờ đêm đến hai giờ sáng, cả khu không ai ngủ được vì hội chẩn, khám tới, khám lui loạn xị. Chưa bao giờ như thế. Cả khu bệnh xôn xao. Phòng tôi đoán già, đoán non, chắc chắn người bệnh mới còn V.I.P hơn cha vợ giám đốc bệnh viện.

Ðúng là như vậy. Sáng hôm sau, các nguồn thạo tin thông báo bệnh nhân mới là mẹ của chủ tịch tỉnh. Cụ đã 90 tuổi, bị gãy xương hông..

Tối hôm đó, chỗ chúng tôi bất ngờ có “lộc”. Nhân đi thăm mẹ chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch tỉnh tạt vào thăm “nhân dân” đang được chữa bệnh. Ai cũng được tặng quà. Ông phó chủ tịch này hóa ra là người quen ngày xưa. Thấy hàng xóm, ông ngồi lại kể chuyện bệnh viện: “Trước, cháu mổ ruột thừa ở đây. Mổ xong chừng hai tháng, đang nằm võng thì tự nhiên thấy vướng vướng trong bụng. Ðưa tay rờ thì thấy giống như ruột bì lòi ra. Không tuột hẳn ra ngoài vì còn... da bụng. Cháu lật đật nhờ người đưa đi cấp cứu. Ðúng là ruột lòi ra thiệt”. Ông kể thêm: “Hồi bị viêm ruột thừa. Bạn bè khuyên cháu đi Sài Gòn mổ cho chắc. Chứ vào đây mổ là nhiễm trùng nhưng cháu nghĩ cắt ruột thừa là chuyện nhỏ, đâu có gì quan trọng mà phải vào Sài Gòn. Mấy ông chưng sĩ ở đây biểu: Vào đây tụi tôi mổ cho làm mình càng ngại. Chỉ viêm ruột thừa mà chạy vô tuốt Sài Gòn thí hóa ra không tin bạn bè nên cháu vô đây cho họ mổ. Ai dè... nhiễm trùng thiệt”.

Cả phòng cười vang nhưng ông chưa chịu ngừng ở đó vì chuyện của ông chưa hết: “Lúc bị nhiễm trùng, vợ cháu trách móc dữ quá, cháu tính vô Sài Gòn thì chưng sĩ ở đây năn nỉ: Ðây là uy tín của tụi tôi. Anh để tụi tôi mổ thêm lần nữa. Nếu còn trục trặc, anh muốn đi đâu thì đi. Tụi tôi không dám giữ nữa. Nể quá, cháu để họ mổ tiếp. Sau lần mổ thứ hai, khúc ruột mới lòi ra dưới da. Người ta giải thích đó là do vết khâu ở phúc mạc bị tuột chỉ hay rách gì đó”...

Kỳ 4: Không đâu dơ bằng bệnh viện

Khu vực trước cổng bệnh viện bán đủ thứ đồ ăn, đồ uống, vật dụng dành cho bệnh nhân. Ngày xưa, đây là ruộng, nhà nước lấy một phần xây bệnh viện đa khoa cho cả tỉnh, bên cạnh, theo quy hoạch là khu vựa dành cho bệnh viện đông y nhưng chưa động thổ nên nông dân vẫn tận dụng để trồng lúa. Thành thử bệnh viện đa khoa nằm trơ trọi giữa một vùng không có hạ tầng. Bởi trước cổng bệnh viện không phải là... bệnh viện, thành thử ở khu vực từng là ruộng lúa trở thành chỗ đổ rác. Các loại bao nylon phập phều mắc trên cỏ dại phơi dưới nắng mưa chung với các loại vỏ lon, vỏ hộp, kể cả... vỏ bắp!

Nắng còn đỡ vì khô ráo. Mưa, khu vực bán đồ ăn vốn trũng nên chèm nhẹp nước và bùn, quán xá nằm sát đường xe cộ qua lại nhưng người ta vẫn ăn, uống. Không chỉ thân nhân mà bệnh nhân cũng vậy.

Bởi đây là bệnh viện tỉnh nên dân nghèo trong tỉnh quan niệm có bệnh viên mà... vô là phước lớn lắm rồi. Ăn ở ngoài rẻ hơn ăn trong căng tin bệnh viện. Một phần cơm chừng 5 ngàn hoặc 7 ngàn là đủ no nên vệ sinh không cần phải bàn. Vả lại, trong bệnh viện, căng tin cũng chẳng sạch hơn. Ở đó, giờ cao điểm, bệnh nhân, thân nhân phải xếp hàng chờ mua phiếu. Nhân viên mặc đủ thứ đồ, từ quần jean, áo thun đến... đồ bộ, vừa múc thức ăn, vừa ghẹo nhau. Hai con chó Nhật nhảy chồm chồm trong quầy. Căng tin nấu cả cơm cho bệnh nhân theo tiêu chuẩn bệnh viện, chia vô từng khay nhôm có ba ngăn nên ai đó trúng thầu căng tin bệnh viện tỉnh là... ấm.

Mỗi sáng, các cô hộ lý ghi nhận nhu cầu, thu tiền rồi dán một miếng giấy, ghi tên và số phòng lên khay nhôm. Quét dọn xong các nơi, cô gom đống khay nhôm vô bao nylon vác xuống căng tin. Trưa, cô ì ạch vác về, phát cho từng người. Ða số bệnh nhân ở xa, yếu mệt, ăn quấy quá qua bữa, sức đâu mà rửa khay cho sạch, họ chỉ tráng qua, mà rửa sạch thì hôm sau cũng bị lẫn nên thôi thì qua loa cho... khỏe.

Cơm bệnh viện phát rất sớm. Trưa thường 10 giờ 30 đã có. Chiều 4 giờ đã giao. Phát cơm trái giờ, bệnh nhân làm sao ăn nổi nhưng không ăn liền thì mọi thứ nguội ngắt, cứng quèo. Bởi vậy, rất thường thấy cái cảnh bệnh nhđặc xách khay cơm đi vòng vòng kiếm người cho, chờ khi bụng đói thì ra ngoài ăn... phở. Không có ai để cho thì bỏ đó rồi đem đổ. Ngay cửa W.C ở đầu mỗi dãy phòng đều có một cái xô nhựa chứa thức ăn thừa, có bữa người ta đổ nguyên cả bữa ăn vào đó...

Bệnh viện thay drap hai ngày một lần. Quần áo cũng vậy. Bệnh nhân tự thay áo quần, thay drap. Có lần chưng nọ bị tim, huyết áp cao, nằm một chỗ cả tuần, sáng đó, cô hộ lý quăng drap và bộ đồ vào giường nhằm lúc con trai chưng về nhà. chưng gượng ngồi lên, tròng được hai ống quần tới ngang đùi thì mệt, nghiêng ngả muốn té. Mặt tái mét, tóc dựng ngược, chưng than không ra hơi mà nghe muốn đứt ruột: “Trời ơi, lúc con tui ở đây sao không phát”.

Phát drap, áo quần xong không thay liền cũng không được vì cô hộ lý phải gom, đếm, giao đồ dơ cho phòng giặt. Giao bao lăm lấy về bấy nhiêu. Giao lắt nhắt người ta không nhận, bệnh nhân không có đồ mặc. Quần áo giặt về xếp vào kho, nơi cô hộ lý ngả lưng buổi trưa. Có một con chuột nhắt sống trong ấy, cứ đến tối là chạy ra rúc rích cười...

Bạn tôi, một chưng sĩ trong bệnh viện kể, nó không dám đi thang máy lên khoa vào buổi sáng vì thang mắc... chở rác. Rác vệ sinh, rác y tế của đủ các khoa, kể cả khoa sản cùng được chất vào thang máy chở người. Bạn tôi bảo, nhiều lần, nước rác rỉ ra, ướt đẫm một góc thang máy nhưng người ta mặc kệ bởi kêu nhiều lần mà lãnh đạo giống như điếc.

Nhiêu đó đã đáng gì. Có lần, tôi đi mua thức ăn sáng cho ba tôi, khi quay về đúng giờ “giới nghiêm” nên vào W.C rửa dép cho thật kỹ. W.C đó của khoa sản và... gì vầy nè? Trong WC nước xăm xắp, ngay cửa là một chiếc chiếu đơn thâm đen... Té ra các cô hộ lý có sáng kiến dùng chiếu mà bệnh nhân bỏ lại, quẳng vào W.C để chúng hút bớt... nước.

Hèn chi buổi sáng, mỗi khi đưa ba tôi ra hành lang tắm nắng, người ta có những cái chiếu cũ, đen sì, sũng nước, vứt từ tầng trên rớt cái đạch dưới sân. Bây giờ tôi mới biết nguồn gốc của mấy cái chiếu hết hạn sử dụng... lần hai. Nói cho công bằng, khi dọn dẹp xong trên lầu, các cô hộ lý mới xuống sân chất lên xe rác chứ không xả rác bừa bãi.

Ở bệnh viện, chiều thứ sáu hàng tuần là giai đoạn... xả hơi. Thứ bảy, chủ nhật chưng sĩ không vào khám bệnh, hộ lý không lau dọn, drap và áo quần không thay. Cứ thế nằm suốt ba ngày, chờ tới thứ hai mới được thay drap, thay quần áo. Thứ Bảy, Chủ Nhật, y sĩ chỉ phát thuốc, đo huyết áp. Người nuôi nằm ngồi tùy ý, phơi khăn áo, phơi áo thả cửa.. Người bán vé số vô tận phòng bệnh mời chào. Nhiều bệnh nhân lãnh thuốc xong, trốn về nhà, chơi tới sáng Thứ Hai mới vô lại. Người bị bệnh tim, chưng sĩ cấm đi lại cũng mặc. Có trời biết trong mấy bữa xả trại đó, họ còn làm những điều cấm kỵ nào nữa..

Kỳ 5: Chuyện bệnh viện

Một hôm, tôi và một cô cùng phòng rủ nhau đi xem mấy tầng trên. Ðược ít phút thì mưa ập tới. Chỉ trong phút chốc, trời đất mờ mịt. Cơn mưa tưới đẫm hành lang mà chúng tôi vừa qua, cắt mất đường về... Chúng tôi đi loanh quanh để tìm chỗ khô ráo. Vừa ra khỏi dãy phòng thuộc Khoa Ngoại thì thấy nước đã dâng ngang mắt cá, dù chúng tôi đang ở... lầu 2. Chẳng hiểu kiến trúc sư thiết kế kiểu gì, nhà thầu xây cách gì mà nước không có lối thoát, hành lang ngập hết, mọi người phải xắn quần lội... Chưa hết, về gần tới phòng của mình thì nước chảy thành dòng từ trên trần xuống theo... đường dây điện. Hoảng quá, chúng tôi kéo nhau chạy cho lẹ. Ði nuôi người bệnh mà bệnh viện thế này, không khéo người nuôi... quy tiên trước.

Mưa có vấn đề của mưa và nắng có chuyện của nắng. Trong bốn năm liền từ khi khánh thành, cửa sổ của các dãy phòng đều được đặt đúng hướng mà nắng có thể chiếu vô tới giữa phòng. Vậy là bệnh nhân khô cong như... tép. Mọi người phải lấy tất cả những thứ có thể che kín cửa sổ ngăn cho nắng đừng lọt vào. Thiên hạ rên như bọng, Tết rồi, bệnh viện mới lắp thêm ở phía ngoài những thanh bê tông xếp xeo xéo để che nắng.

Thiết kế bệnh viện còn tạo ra vô số bi hài kịch cho Khoa Sản. Khi chưa có những tấm “lam”, do cửa sổ bằng kiếng trong, các sản phụ sinh đẻ thế nào thì dãy đối diện thấy hết! Tôi cũng không hiểu tại sao kiến trúc sư và những người có thẩm quyền lại phê duyệt chấp thuận bản vẽ đưa Khoa Nhi lên tầng trên cùng và lan can dọc hành lang chỉ lắp những thanh inox có khoảng cách đủ rộng để người lớn, con nít có thể rơi tuốt từ trên cao xuống đất. Ðã từng có một đứa trẻ, lựa lúc mẹ sơ ý bò ra khỏi phòng bệnh và rơi xuống đất, chết tại chỗ. Sau vụ tai nạn này, bệnh viện mới lắp thêm một số thanh inox cho khoảng cách giữa các thanh hẹp lại nhưng khoảng trống giữa hai thanh inox vẫn còn chừng 20 cm.

Sự phi lý trong thiết kế, sắp xếp hiện diện ở khắp nơi. Tầng trệt - nơi khám nhận bệnh có khu vực chờ. Những băng ghế trong khu vực này được đặt dưới chân cầu thang. Các bậc của cầu thang lại hở nên người ngồi chờ lãnh đủ mọi thứ khi có người lên xuống cầu thang. Cuối cùng, bệnh viện phải mua ít tấm nhựa gá vào mặt dưới cầu thang ngăn bụi. Chỗ cầu thang xoắn lại, không thể gá mấy tấm nhựa thì người ta cho “treo” lủng lẳng một tấm nhựa vuông như vật trang trí.

Như đã kể ở trên, vì nhiều lý do, hệ thống điện trong bệnh viện giống như quả bom chờ nổ. Một buổi sáng, bạn tôi mang vào bệnh viện cho tôi mượn một cái máy massage, tôi vừa cắm điện, dự định sẽ massage cho ba tôi để ông bớt mỏi vì nằm hoài một chỗ thì ổ điện nổ, hư luôn cái máy...
Hình như kiến trúc sư thiết kế bệnh viện chỉ quen vẽ khách sạn nên ai vào bệnh viện cũng có cảm giác nó như khách sạn. Khoa nào, phòng nào cũng giống hệt nhau. Nhà thầu xây bệnh viện này có lẽ cũng thuộc loại khỏe ăn nên bệnh viện chỉ mới sử dụng chưa tới năm năm mà các bức tường đã nứt ngang, nứt dọc...

Bệnh viện trong tình trạng như thế không có gì là lạ, bởi giám đốc bệnh viện nổi tiếng vì... giàu. Thành phố tôi ở nhỏ xíu nhưng giám đốc bệnh viện vẫn đi làm bằng xe hơi. Ðó là công xa, vì là công xa nên lương cho tài xế, tiền xăng, tiền sửa xe đều được đưa vào chi phí chung cả. Chi phí này càng cao thì phải kéo lương và các khoản khác cho chưng sĩ, y tá, nhân viên xuống để cân đối ngân sách. Vậy thôi...

Bệnh viện đa khoa tỉnh tôi có rất nhiều thiết bị y tế, tuy mua của nước ngoài nhưng không dùng được. Tất cả những thiết bị đó đều do giám đốc duyệt mua. Ai cũng biết duyệt mua thì phải có hoa hồng. Mà đã có hoa hồng thì ai cũng biết thiết bị chỉ mắc tiền chứ chất lượng rất tệ. Do vậy, mua xong, mang về là... đắp chiếu. Bệnh viên chi tiền tỉ để mua đồ second hand về bỏ đó là chuyện ai cũng biết nhưng chẳng ai nói gì. Kể cả cấp trên của giám đốc bệnh viện.

Cấp trên trực tiếp của giám đốc bệnh viện là giám đốc Sở Y Tế. Vợ giám đốc Sở Y Tế xuất thân là y sĩ đông y, chẳng hiểu đi đường nào mà được tuyển vào học chuyên khoa mắt. Học vài năm thành chưng sĩ chuyên khoa mắt, kiêm giám đốc trung tâm mắt của tỉnh. Bà giám đốc trung tâm mắt của tỉnh tôi đang vướng vào một vụ scandal về tham nhũng nhưng chưa biết có đi đến đâu hay không. Ðơn thư tố cáo bà từng tạo ra nhiều bệnh nhân ma, lợi dụng chương trình mổ mắt nhân đạo cho người nghèo để lấy tiền bỏ túi... Thầy (giám đốc Sở Y Tế) mà như vậy thì trò (giám đốc bệnh viện) có tệ hơn hiện nay cũng là điều thông thường. Mà giám đốc như thế thì... cả bệnh viện khó tử tế.

Một hôm, một chị chừng 45 tuổi, vào bệnh viên nuôi cô con gái vừa sanh con đầu lòng kể với tôi, con chị sanh mổ, chị đã “lót tay” cho mỗi chưng sĩ 200,000 đồng, mỗi hộ lý 50,000 đồng, tổng cộng hơn một “chai” (triệu) mà họ vẫn tắc trách, để con chị bị nhiễm trùng nặng. Người mẹ trẻ nằm bệnh viện đã 16 ngày vẫn chưa được về.

Kỳ trước, tôi đã từng kể chuyện một quan chức trong tỉnh, chỉ cắt ruột thừa mà phải mổ đi, mổ lại tới ba lần, truyền hết 118 chai nước biển.

Vài nhân viên bệnh viện khẳng định với tôi, muốn vào bệnh viện làm gì cũng phải chạy. Tùy vị trí, thân sơ mà giá sẽ từ vài triệu đến vài chục triệu.

Có một nhân viên bệnh viện kể với tôi về một ca tử vong khi mổ chấn thương sọ não. Nạn nhân chết trên bàn mổ và khi họp rút kinh nghiệm, người ta xác định, bệnh nhân chết là do, thay vì hút máu đọng, người ta hút luôn cả... não bệnh nhân...

Kỳ 6: Căn bệnh kỳ lạ

Ba tôi nằm bệnh viện đã được hai tuần. Ông phải vào bệnh viện vì hay sốt ban đêm, ớn lạnh, ra mồ hôi, người bủn rủn. Tại bệnh viện, chưng sĩ cho siêu âm. Rồi họ khám và cho uống thuốc đều đặn nhưng ba tôi vẫn sốt, vẫn ra mồ hôi, ớn lạnh và người bủn rủn. Cả đêm ba tôi hết đắp chăn lại bật quạt, không ngủ nên mỗi sáng ông cụ mệt nhừ...

Sau một tuần, nóng ruột, tôi hỏi chưng sĩ. chưng sĩ tỏ ra rất sốt sắng, lại cặp nhiệt, đo huyết áp. Huyết áp và nhiệt độ thông thường, không thấy sốt ngay cả khi ba tôi kêu trong người đang nóng bừng và mồ hôi vã ra như tắm. chưng sĩ phỏng đoán, chắc hạ đường huyết, dặn khi nào những dấu hiệu đó trở lại thì cho ba tôi uống sữa, hay ăn ngọt...

Tôi tiếp tục thức cả đêm trông coi ông cụ thêm một tuần. Tuần thứ hai cũng vậy. Cứ từ 12 giờ đêm đến chừng 4 giờ sáng là ba tôi có những triệu chứng bất thường như đã kể. Theo y lệnh của chưng sĩ, tôi ép ba tôi uống sữa. Hai ngày đầu, uống xong sữa, ông cụ cảm thấy bớt nóng trong người, ngủ được một chút nhưng sau đó, “liệu pháp sữa” hết hiệu quả. Bệnh tình của ba tôi có dấu hiệu trầm trọng hơn. Trong khi đó, chưng sĩ vẫn khăng khăng ông bị hạ đường huyết. Còn thực tế cho thấy các loại thực phẩm ngọt, nhiều đường như: sữa, bột bắp, bột đậu nành, bột đậu xanh... không có tác dụng.

Tôi bắt đầu nghi ngờ khả năng của chưng sĩ. Một ông cụ 82 tuổi, một đêm phải uống sữa ba lần rồi đi tiểu thì bụng nào chứa nổi, vả lại đường huyết có thể hạ nhanh đến như vậy và chỉ hạ về đêm. Chưa kể trong ngày, ông cụ vẫn ăn uống được, thực đơn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết...

chưng sĩ bắt ba tôi đi siêu âm lần nữa. Mọi thứ vẫn như trước, không có gì bất thường. Chẳng lẽ ba tôi mắc bệnh nan y mà y học chưa biết?

Thân nhân, bạn bè bắt đầu hối thúc tôi mang ông cụ vào Sài Gòn nhưng ông cụ không chịu. Ông muốn được chết ở quê. Vì vậy, cứ chuẩn bị xong mọi thứ để hôm sau lên đường là đêm đó, ông cụ lên cơn đau tim...

Tôi bắt đầu tuyệt vọng. Thêm một tuần nữa, nghĩa là đã ba tuần ở bệnh viện mà chưng sĩ vẫn chưa định được ra bệnh. Sang tuần thứ tư, ông chưng sĩ trưởng khoa, người quen của bạn tôi đưa vợ đi chữa bệnh ở nước ngoài quay về. Do có người gửi gắm, ông vào thăm bệnh cho ba tôi và yêu cầu xét nghiệm phân.

Ngày hôm sau, ông tạt vào báo: Ba tôi chỉ bị viêm bao tử, cần ăn những món dễ tiêu, mát...
Nhưng chuyện tới đó chưa hết. Sau nhiều ngày uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa, ba tôi và một chưng nữa trong phòng vẫn bị khó tiêu, mệt mỏi. Tôi bắt đầu để ý tới chuyện phát thuốc của các cô y sĩ. Một hôm, tôi cầm gói thuốc cô y sĩ vừa phát, đọc kỹ và giật mình, trên gói thuốc có dán hướng dẫn, yêu cầu phải uống vào sáng sớm hoặc trước bữa ăn nhưng loại thuốc đó thường chỉ được phát vào khoảng 9 giờ sáng, lúc đa số bệnh nhân đã ăn sáng xong. Chưa kể, các cô y sĩ thường tự tay đổ thuốc ra, buộc bệnh nhân uống liền trước mặt mình nên cả người bệnh lẫn thân nhân đều không biết chưng sĩ dặn dò dùng thuốc thế nào... Hèn gì mà ba tôi liên tục uống thuốc liều cao không có tác dụng. Sau hôm đó, tôi phải tìm mọi cách giữ thuốc lại để cho ba tôi uống như chưng sĩ yêu cầu. Chỉ hai ngày, những triệu chứng bất thường về bao tử của ba tôi giảm hẳn...

Tuy dạ dày của ba tôi đã ổn nhưng chứng nóng lạnh giữa đêm vẫn chưa hết hẳn. Tôi gặp may lần hai. Một người bạn là chưng sĩ từ Sài Gòn về tạt vào thăm nhằm lúc chưng sĩ đang khám cho ba tôi. Sau đó nó mời vị chưng sĩ vốn chẳng xa lạ gì với nó ra ngoài trò chuyện, tôi ý tứ lánh sang một bên và loáng thoáng nghe nó nói gì đó tới thần kinh thực vật...

Chiều đó, trong số thuốc ba tôi phải uống có thêm hai viên thuốc mới và lần đầu tiên trong suốt cả tháng nằm bệnh viện, đêm đó, ba tôi ngủ yên, không bị nóng lạnh bất thường nữa.

Hai ngày sau, thằng bạn của tôi gọi điện thoại hỏi thăm xem ba tôi đỡ chưa. Nó không phê phán đồng nghiệp nhưng nghe kiểu nó nói thì ba tôi bị rối loạn thần kinh thực vật thôi. Vài ngày sau, ba tôi xuất viện. Còn tôi thì hoang mang tợn bởi thằng bạn tôi là chưng sĩ chuyên khoa tai mũi họng chứ không phải... tim mạch!

***

Nhật ký nuôi bệnh của tôi đến đây là hết. Thật ra, sau đó, ba tôi còn quay trở lại bệnh viện một lần nữa nhưng lần này chúng tôi đã có kinh nghiệm nên đưa ngay ông cụ vào bệnh viện tư. Ở đó, phòng bệnh không “sang hết ý” nhưng chưng sĩ không phải là “chưng sĩ Ấn Ðộ” (ấn ấn rồi độ độ), y sĩ và y tá cũng không giống như y sĩ và y tá ở bệnh viện đa khoa tỉnh. Tôi không kể tên bệnh viện đa khoa tỉnh nào vì đây là tình trạng chung. Quý vị không tin xin mời hãy... thử!

Xem thêm: Khi phản biện cần thông tin khoa học
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét