Đọc tập san Nghiên cứu Y học

Một bạn ở trong nước gửi cho các đồng nghiệp mấy phê bình của vài nghiên cứu sinh về mấy bài báo trên một tập san y học trong nước (Tập san Nghiên cứu Y học của Đại học Y Hà Nội).

Tôi thấy những phê bình của mấy em nghiên cứu sinh đều hợp lí. Nhưng hình như họ vẫn còn chú trọng phần hình thức (như tài liệu tham khảo) mà ít xem phần nội dung, mà theo tôi còn “thê thảm” hơn nữa. Nó phần nào nói lên chất lượng các bài báo trên các tập san y học trong nước. Dịch tài liệu nước ngoài rồi “quên” tác giả thì rất khó chấp nhận được. Tôi thấy chuyện này hình như trở thành một “văn hóa” ở một số người rồi.

Trước đây, chính tôi cũng bỏ ra nhiều thì giờ để đọc và thậm chí viết thành một bài chỉ ra những sai sót và thiếu sót trong các “nghiên cứu” ở trong nước và góp ý nữa. Bài đăng trên Tập san Thời sự Y học và có bản trên net ở đây.

Nhưng tôi nghĩ đây là dịp để mình giúp cho các tập san này khá lên. Trước hết là cần kiện toàn ban biên tập (BBT), lập ra “luật chơi” mới, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, và minh bạch trong việc bình duyệt. Nói thì dễ, nhưng làm thì chắc chắn khó hơn nhiều, vì nếu kiện toàn ban biên tập thì chắc có khối “cây đa cây đề” sẽ mất chân trong BBT. Luật chơi mới sẽ làm cho tập san không có (hay ít) bài để đăng! Nhưng vẫn phải làm. Thà chịu đau giai đoạn đầu để khỏe về sau, chứ nếu cứ tình trạng này thì sẽ còn thua thiên hạ dài dài …

NVT

Trích dẫn vài phê bình của các nghiên cứu sinh ở đây:
http://www.sinhhocvietnam.com/forum/archive/index.php?t-1079.html

Mấy hôm nay Hoàng Đức Minh giới thiệu mấy bài viết của Tạp chí Nghiên cứu Y học của ĐH Y Hà Nội, ngoài 1 số bài đã được chỉ ra sai sót trong SHVN, tui dò tìm trang chỉ của tạp chí này và coi lướt qua 1 số bài, dĩ nhiên tui kô phải ngành Y nên đọc kô phải đọc để chữa bệnh, chẳng qua là tui tò mò xem coi có thể học hỏi gì thêm từ TC này hay kô. Nhưng càng đọc càng thất vọng cho trình độ 1 tạp chí nc y học của VN.

Công nghệ sinh học y học ở Việt NamNguyễn Văn Tườnghttp://www.hmu.edu.vn/TiengViet/tapchiyh/Tapchi/b12-03-05.pdf
Lỗi viết TLTK tuỳ tiện, kô đúng quy chuẩn. Đây là một bài đánh giá tổng quan về lĩnh vực công nghệ y sinh học của việt nam. Nội dung bài viết không quá đặc sắc nhưng vẫn có thề dùng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên ngành sinh học, công nghệ sinh học. Tuy nhiên điều đáng bàn trong bài báo này là tác giả viết tài liệu tham khảo tùy tiện, cẩu thả không theo một quy chuẩn nào. Toàn bài có 14 TLTK thì hết 10 TLTK là sai quy chuẩn.Ví dụ TLTK số 5. Biotechnology in Malaysia, 2002; người đọc không thể biết đây là sách hay bài báo từ một tạp chí nào đó; nếu là sách thì phải có tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, số trang được trích, ...; nếu là bài báo từ một tạp chí thì cũng phải có thông số tương tự. Lỗi này cũng nằm trong TLTK số 7 và 13.
TLTK số 2 ghi là Genene Therapy, 2, 1995. Tờ Genee Therapy là một ấn bản nằm trong tập đoàn Nature rất nổi tiếng, mỗi năm xuất bản 12 issue tương ứng 12 tháng của năm và tất cả gói gọn trong 1 volume (http://www.nature.com/gt/archive/index.html?showyears=2006-1997-). Volume đầu tiên của tờ Gene Therapy xuất bản năm 1994, do đó nếu tác giả ghi Genene Therapy, 2, 1995 tức là tác giả đọc toàn bộ gần 1500 trang của Volume thứ 2. Điều này vẫn có thể xảy ra nhưng để trích và đưa vào bài viết của mình, tác giả bắt buộc phải chỉ rõ đã đọc tham thao cụ thể bài nào trong issue nào volume nào chứ không thể tuỳ tiện như vậy.
Trường hợp này cũng xảy ra với trường hợp TLTK số 6 Biotechnology progress: Washinton:New York 1995-2002, lại càng không thể chấp nhận là tác giả đọc trọn vẹn liên tục 7 volume của tạp chí này mà chỉ ghi 1995-2002. Lỗi này cũng thấy ở TLTK số 9,12, 14. Sự cẩu thả đến mức cùng cực.

Phương pháp chuyên gen mới tăng triển vọng sử dụng ASNi trong liệu pháp điều trị gen Tạ Thành Vănhttp://www.hmu.edu.vn/TiengViet/tapchiyh/Tapchi/b13-03-05.pdf

Bài này mang tính tổng kết, review, nhưng TLTK chỉ có 3, trong đó 2 của VN và 1 của nước ngoài, một là tác giả tự trích dẫn bài của mình, một từ một bài tổng quan khác của tác giả trong nước và một từ một tờ báo thương mại y sinh học (tờ Gene Engineering News http://www.genengnews.com/). �Trong bài, TLTK số 1 được nhắc ở phần tóm tắt, TLTK số 2 được nhắc ở đoạn đầu tiên còn TLTK số 3 không thấy chỉ định rõ trong bài. Với lượng TLTK cực kỳ nghèo nàn như trên thì người đọc có toàn quyền cho rằng đây là một bài tổng quan không đạt chất lượng để đăng trên TCNCYH.

Giải thưởng Nobel về hoá học năm 2004Vũ Triệu Anhttp://www.hmu.edu.vn/TiengViet/tapchiyh/Tapchi/b14-03-05.pdf

GS An mắc lỗi là khi dịch và viết lại từ bào nào đó trong đó người ta có viết trích dẫn tên tác giả kèm năm xuất bản, GS AN đã viết vô bài mình cứ như GS đã trực tiếp đọc bài báo đó. Lỗi này là trích dẫn của dịch thuật thường rất hay gặp trong các bài viết của VN. Lỗi này kô nhẹ đâu.

Activation-Induced Cytidine deaminase (AID) - phát minh mới về cơ chế phân tử của quá trình tổng hợp kháng thể.TS. Tạ Thành Văn.http://www.hmu.edu.vn/TiengViet/tapchiyh/Tapchi/b21-02-2004.pdf
Bài này đáng để đọc để mở mang kiến thức nhưng nó buồn cười ở chỗ TIẾN SỸ TẠ THÀNH VĂN hình như cố tình kô biết khi mà ông ta tự trích dẫn mình lại viết luôn cả họ lẫn tên. ông ta tự trích dẫn mình thì kô có gì sai, nhưng quy tắc là ông ta chỉ cần viết HỌ nếu là người nước ngoài hoặc Tên nếu ông ta muốn theo VN, chứ cớ sao lại viết thẳng đuột TẠ THÀNH VĂN và cộng sự???

Béo phì - bệnh của thế kỷ 21GS.TSKH. Hoàng Tích Huyền.http://www.hmu.edu.vn/TiengViet/tapchiyh/Tapchi/b20-02-2004.pdf

Tui thấy tựa hay, cũng đáng để đọc, lại ký tên GS.TSKH mà hỡi ơi, nhìn TLTK mà não nề.

Tế bào gốc và ứng dụng trong y sinh học.PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà.http://www.hmu.edu.vn/TiengViet/tapchiyh/Tapchi/b03-06A-2004.pdf
Bài viết có chất lượng khá, đáng để đọc nhưng tác giả lại vô tình hay cố ý "đãng trí" kô chỉ rõ đoạn nào trong bài viết được trích dẫn từ đâu. Lỗi này ngay SV năm 4 là bị "khõ vào đầu" rồi.

Goenzym Q10 cung cấp năng lượng và bảo vệ chống oxy hoáGS.TSKH. Hoàng Tích Huyềnhttp://www.hmu.edu.vn/TiengViet/tapchiyh/Tapchi/b17-01-2003.pdf
Một lần nữa GSTSKH Hoàng Tích Truyền chơi trò đánh độ độc giả khi ghi TLTK là Medline 1995-2002.
Xem thêm: Trị liệu bằng tế bào gốc: triển vọng và quan tâm
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét