70%-75% thực phẩm an toàn

Đọc bài này tôi nghĩ người tiêu dùng sẽ an tâm với con số thống kê “70%-75% thực phẩm an toàn”. Nhưng nếu là người khó tính, thì câu hỏi đầu tiên hiện ngay trong đầu là con số này xuất phát từ đâu. Có lẽ nó chẳng có nguồn gốc khoa học nào cả, mà chỉ là một phỏng đoán mang cá nhân của PGS TS Nguyễn Đăng Vang. Làm sao có thể thống kê hết tất cả thực phẩm trên thị trường, chưa nói gì đến chuyện xét nghiệm để định lượng an toàn hay không an toàn. Mà, nếu có phương tiện xét nghiệm đàng hoàng, tôi nghĩ 100% thực phẩm đều không an toàn, vì đều hàm chứa ít nhất là một hóa chất độc hại. Chẳng phải ở Việt Nam, ở ngoài này cũng thế.


Trong thực tế, dù chúng ta không biết bao lăm phần trăm thực phẩm là an toàn, nhưng thực phẩm không an toàn ở Việt Nam thì hầu như xuất hiện mọi nơi. Thử đi trên đường từ TPHCM về miền Tây thì sẽ thấy bánh mì thịt bày bán trong khói bụi xe, hay thử ngồi xuống một hàng quán vỉa hè thì sẽ thấy ngay cách người ta “recycle” nước rửa chén ra sao. Hay sâu xa hơn một chút là nguồn cá và rau bắt từ đồng ruộng mà nước bị nhiễm thuốc trừ sâu trầm trọng. Với một nguồn nước như thế mà cho rằng 70-75% thực phẩm an toàn thì tôi nghĩ ông giáo sư này quả là can đảm. Nhưng tôi nghĩ ở cương vị một quan chức an toàn thực phẩm thì ông chẳng còn cách nói nào khác hơn là cách nói ông vừa tuyên bố: 70-75% thực phẩm an toàn. Chẳng lẽ nói 75% thực phẩm không an toàn thì còn ai dám ăn cái gì nữa.

Đến đoạn cuối, người ta làm một so sánh buồn cười: “Tổng kinh phí đầu tư cho ATVSTP cho giai đoạn năm năm vừa qua là 329 tỷ đồng, đạt 780 đồng/người/năm, chỉ bằng tiền mua một điếu thuốc lá.” Nói theo tiếng Anh, so sánh này là “nonsense” (vô duyên). Nó thể hiện một sự thiếu suy nghĩ trong việc so sánh giữa hai hiện tượng vốn có thực chất rất khác nhau.

NVT

Xem thêm: Trị liệu bằng tế bào gốc: triển vọng và quan tâm
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét