chưng sĩ và giá thuốc

Báo Tuổi Trẻ chạy 2 bài liền về vấn nạn giá thuốc, mà theo phóng viên, thủ phạm chính là … chưng sĩ. Thật ra, nhà báo viết cũng không sai, nhưng tôi nghĩ số chưng sĩ dính dáng vào mấy vụ này chắc không nhiều. Có nhưng chắc không nhiều. Tôi nghe một trình dược viên nói rằng “các chưng sĩ ngoài Bắc ăn bạo hơn”. Chẳng biết thực hư ra sao.



Thật ra, chẳng riêng gì ở VN, ở ngoài này các công ti thuốc cũng hối lộ cho chưng sĩ và các giáo sư để tranh thủ “support” của họ, nhưng họ làm tinh vi hơn và có văn hóa hơn. Rất tiếc là ở VN, các công ti thuốc làm trắng trợn quá; điều đó chứng tỏ rằng họ xem tư cách chưng sĩ Việt quá thấp.
Tôi e rằng vấn đề có nguồn gốc sâu xa hơn: đó là vấn đề y đức. Tôi đã xem qua các qui định y đức ở nước ta, và cảm tưởng của tôi là các qui định này không giống với qui định của các hiệp hội y khoa quốc tế. Hôm nào tôi sẽ quay lại vấn đề này. Nhưng qui định về y đức không phải là luật, nên có thể bệnh viện nào hay phòng mạch nào cũng trao bảng y đức trên tường, nhưng có mấy ai đọc, có mấy ai còn nhớ lời thề Hippocrate nữa?
Vấn đề tựu trung về văn hóa và nhân cách con người. Chừng nào chưng sĩ thấy biết ngượng khi nhận tiền từ công ti thuốc thì lúc đó vấn đề mới hết.
NVT
Thứ Ba, 27/05/2008, 07:57 (GMT+7)
Giá thuốc tăng cao, vì sao nên nỗi?
TT - Mặc dù ngành dược đã đưa ra rất nhiều qui định, giải pháp để kiểm soát và bình ổn giá thuốc chữa bệnh nhưng trong thực tế giá nhiều loại thuốc cứ tiếp tục tăng. Các cơ quan chức năng "hết thuốc chữa" hay có "thuốc" mà không "điều trị” tới nơi tới chốn "căn bệnh" này?
Bài 1: Nhức nhối "hoa hồng"!
Thâm nhập thực tế "thế giới" thuốc, PV Tuổi Trẻ phát hiện có những chưng sĩ, thậm chí trưởng khoa dược bệnh viện đã để đồng tiền xóa nhòa lời thề y đức, mặc cho các công ty dược "cầm tay" kê toa.
Sáng 21-4, trong vai một trình dược viên (TDV) chúng tôi đến gặp chưng sĩ (BS) Nguyễn Tiên Điền ở phòng khám đa khoa Minh Đức (Q.6, TP.HCM). BS Điền là người được các TDV cho biết rất "mạnh tay" trong việc kê toa để nhận "hoa hồng".
"Hoa hồng" 50%
Gặp chúng tôi, BS Điền hỏi ở công ty nào. Chúng tôi giới thiệu tên công ty, đưa bảng báo giá nhưng BS Điền vẫn im lặng. Dè dặt, chúng tôi nói cuối tháng công ty sẽ gửi phần chiết khấu cho BS 15%. BS Điền cười khùng khục: "Nhiều vậy à?". "Các công ty khác chiết khấu cho BS bao lăm phần trăm?" - chúng tôi hỏi. BS Điền nói ngay: "50%"!
Nghe chúng tôi nói về xin ý kiến công ty, BS Điền lại cười: "Em "đi" mấy loại". Chúng tôi nói "đi" (tức đi chào hàng) một loại, BS Điền bảo: "Đi một loại lấy gì ăn? Phải đi nhiều loại mới có ăn chớ". BS Điền cứ liên tục cười và tiếp tục hỏi địa chỉ công ty, tên người phụ trách, làm địa bàn nào. Chúng tôi nói tên người phụ trách và người này đang "đi" hàng ở Trung tâm M., BS Điền vặn ngay: "Biết thế sao còn chào giá 15%?".
Xem bảng báo giá xong, BS Điền cho chúng tôi số điện thoại và khuyên chúng tôi nên đi gặp BS Ch.. Sau đó BS Điền dặn: "Nếu 45% thì chi phí vô hàng em chịu, 50% tụi nó chịu chi phí vô hàng. Ở đây chỉ có anh với thằng Ch.... biết điều đó thôi nhé. Tại vì thấy em mới "đi" anh nói cho em nghe. Những người khác em có thể nói 15% được, cái đó là tùy em. Nhưng ở đây nè, ngay tại chỗ này nè, em đừng có nói 15% người ta cười cho…".
Ngày 22-4, chúng tôi quay trở lại phòng khám đa khoa Minh Đức gặp BS Điền và BS Ch... Khi chúng tôi nói: "Sếp em sẽ lên làm việc trực tiếp với các anh", BS Điền nói ngay: "Đúng rồi. Sếp của em phải lên gặp anh mới được. Còn em, chưa được đâu". BS Ch.... cũng hỏi chúng tôi có nhập hàng (đưa thuốc vào phòng khám) được hay không, rồi hướng dẫn: "Bỏ thuốc vô có nhiều công đoạn, nếu em nhắm bỏ thuốc vô đây thì kháng sinh, thuốc bổ, kháng viêm giảm đau đều được. Trừ Etodolas, vì anh có một mặt hàng giống vậy. Anh đã "làm" (tức kê toa nhận "hoa hồng") cho người ta rồi...".
chưng sĩ kiêm trình dược viên
Một công ty nước ngoài bị tạm dừng cấp số đăng ký thuốc
Hà Nội - Ngày 26-5, cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường đã có văn bản thông báo tạm dừng cấp số đăng ký lưu hành thuốc tại VN (thuốc do công ty sản xuất và đứng tên đăng ký) với Công ty Hawon Pharmaceutical Corporation (Hàn Quốc). Lý do: qua kiểm tra thực tế, công ty này đã kê khống giá CIF (giá thuốc nhập khẩu đến cảng VN) một số mặt hàng cao hơn 30-50% so với thực tế.
Theo Cục Quản lý dược, đây là lần đầu tiên có một công ty nước ngoài bị xử phạt do vi phạm các qui định về giá thuốc. Cục Quản lý dược cũng cho biết hiện Công ty Hawon chưa kê khai bổ sung giá 21 mặt hàng đã lưu hành trên thị trường VN do công ty đăng ký, mặc dù Cục Quản lý dược đã yêu cầu hạn chót kê khai giá bổ sung là 31-3-2008.
LAN ANH - L.TH.H.
Một số công ty cho biết hiện nay BS không chỉ kê toa ăn "hoa hồng" mà họ còn "giựt hàng" của TDV để hưởng trọn "hoa hồng" mà công ty phân phối chi ra. Theo một số TDV, đa số các công ty đưa ra mức "hoa hồng" từ 20-55% cho cả TDV và BS. Tùy theo BS là người thế nào mà TDV sẽ trích một nửa hoặc 2/3 "hoa hồng". Để không phải chia chác với TDV, có BS sau khi "ăn" quen, biết được địa chỉ công ty phân phối đã "mò” tới đề nghị "đi hàng" trực tiếp với cam kết một tháng sẽ kê toa bao lăm thuốc.
Một số TDV kể cách đây không lâu có TDV "đi" thuốc Rergatonic (hỗ trợ gan, bổ gan, giá bán khoảng 250.000đ/hộp 100 viên) đã bị một nữ BS "hớt tay trên" để hưởng trọn 55% "hoa hồng". Trước đây, qua TDV này, nữ BS nọ kê toa một tháng khoảng 150 hộp, nhưng khi chạy thẳng lên công ty bà ta nói chắc sẽ "đi" được 300-400 hộp/ tháng. Công ty đó đã cắt hàng của TDV và giao cho BS.
Theo các TDV, số công ty TNHH kinh doanh dược phẩm chi "hoa hồng" cho BS kê toa bán thuốc rất nhiều, đa số thuốc xuất xứ từ Ấn Độ, Hàn Quốc đều có chi "hoa hồng". "Hoa hồng" còn được chung cho trưởng khoa dược từ 3-5% (không thì thuốc không vô được bệnh viện), chi cho người cộng sổ (để biết BS nào kê bao lăm toa) từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/người/tháng. Với những bệnh viện không thể cộng sổ, TDV không thể tính toa cho BS, họ sẽ dùng chiêu "mua đứt" một BS kê toa. Những BS độc quyền này bao giờ cũng kê toa "như mưa như gió” vì được hưởng "hoa hồng" rất cao.
Giá chênh lệch hàng chục lần!
Tiếp cận với nhiều TDV đang "đi" hàng ở các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM, theo chúng tôi ghi nhận, hiện có hàng trăm mặt hàng kháng sinh, kháng viêm giảm đau, thuốc bổ (bổ gan, hỗ trợ gan, vitamin) ngoại nhập (chủ yếu là thuốc do các công ty của Hàn Quốc, Ấn Độ sản xuất) đang được một số công ty TNHH dược phẩm chi "hoa hồng" rất đậm cho một số BS ở khối phòng khám ngoại trú. Theo các TDV và một số BS, các mặt hàng thuốc có chi "hoa hồng" thường được sử dụng nhiều ở những bệnh viện có đông bệnh nhân ở tuyến tỉnh lên khám chữa bệnh. Do bệnh nhân ở xa, BS luôn kê toa sử dụng thuốc từ 15-30 ngày, thậm chí 60 ngày.
Thâm nhập "thế giới" thuốc, chúng tôi phát hiện Công ty TNHH dược phẩm Phú Xuân (14 Tân Châu, P.8, Q.Tân Bình, TP.HCM) hiện đang chào bán gần 20 mặt hàng cho một số bệnh viện tại TP.HCM. Hầu hết các mặt hàng của Phú Xuân đều chi "hoa hồng" cho BS kê toa từ 30-45%. Trong đó, hai mặt hàng "bán chạy như tôm tươi" và đang chi "hoa hồng" mạnh là kháng sinh Mycef 200mg và kháng viêm Sionara 200mg. Thậm chí Sionara gần đây không đủ hàng để bán vào một số bệnh viện. Xác minh từ cơ quan chức năng, bước đầu chúng tôi phát hiện không ít mặt hàng do công ty này phân phối đã bị nâng giá gấp mấy lần, thậm chí gấp mấy chục lần.
Có thể nói giá thuốc đã bị Công ty TNHH dược phẩm Phú Xuân nâng giá một cách vô tội vạ. Cụ thể: thuốc V-Neoflox 400mg (Ấn Độ sản xuất) có giá nhập khẩu ghi trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của hải quan (giá CIF) năm 2007 là 2 USD (khoảng 33.000đ) một hộp 100 viên. Thế nhưng, trong danh mục giới thiệu thuốc của Công ty TNHH dược phẩm Phú Xuân gửi đến các bệnh viện, phòng khám được chào bán với giá 130.000đ/hộp 10 viên. Tức là bán ra với giá 1,3 triệu đồng/hộp 100 viên. Như vậy, giữa giá nhập và giá bán của thuốc V-Neoflox có mức chênh lệch gần 40 lần.
Tương tự, với thuốc bổ Yucarmin (Hàn Quốc), giá CIF là 3 USD (khoảng 50.000đ)/hộp 100 viên nhưng được công ty này chào bán vào các bệnh viện với giá 280.000đ/hộp, mức chênh lệch là 5,6 lần. Thuốc Mycef 200mg (Ấn Độ) giá CIF là 1,9 USD (khoảng 31.000đ)/hộp 10 viên nhưng giá bán vào các bệnh viện là 130.000đ/hộp, chênh lệch 4,19 lần. Thuốc Sionara 200mg (Ấn Độ) có giá CIF 4,5 USD (khoảng 73.000đ)/hộp/100 viên nhưng giá bán ra cho các BV là 65.000đ/hộp/10 viên, tức 650.000đ/hộp 100 viên, mức chênh lệch giữa giá mua và bán là 8,9 lần...
Nếu cộng giá CIF và các khoản chi phí khác như thuế VAT (thường là 5%), phí ủy thác cho đơn vị nhập khẩu thuốc (3%), tiếp thị, lương nhân viên, kho bãi... thì giá thuốc cũng không thể cao đến mức khủng khiếp như vậy. Việc nâng giá bán gấp nhiều lần giá kê khai cũng đã được thanh tra Bộ Y tế xác nhận tại một hội nghị tổng kết hoạt động cuối năm 2007 rằng: "Có cơ sở đã nâng giá bán lên gấp 300% giá kê khai".
LÊ THANH HÀ
Phản hồi bạn đọc TTO
Tại sao để lộng hành trên giá thuốc?
TTO - Không thể ngờ được rằng giá thuốc đang bị bắt tay ngầm để làm giá một cách kinh khủng đến như thế! Các dược sỹ, các nhà phân phối thuốc có thấu hiểu được nỗi khổ, những gánh nặng đè oặt lên người bệnh thế nào không?
Trước khi nhận đồng tiền hoa hồng, tại sao họ không nghĩ được rằng để có một viên thuốc mà đáng lẽ chỉ có 5.000 đồng thì những người bệnh nghèo phải bán đi một cân lúa giữa lúc giáp hạt để trả đến 10.000 đồng hoặc hơn thế nữa? Các cơ quan chức năng nên sớm vào cuộc để tìm hiểu tình hình, nhất định phải xử lý nghiêm sự móc ngoặc này, giảm bớt gánh nặng cho người bệnh nghèo!
THÁI BÁ DŨNG
Không thể bình ổn giá thuốc, người bệnh tiếp tục phải chịu giá thuốc tận trời nếu như cơ quan quản lý dược tiếp tục quản lý như hiện nay. Muốn thuốc vào bệnh viện phải chi cho Ban Giám Đốc (5-10%), trưởng khoa Dược(5-10%). Khi thuốc vào khoa Dược rồi phải chi cho chưng sĩ kê toa. Đây mới là cuộc chiến khốc liệt nhất của các trình dược viên, không thì thuốc sẽ nằm ỳ trong khoa dược đến khi hết hạn...
Khi mở thầu thì trong hội đồng ông trưởng khoa dược đi mặt hàng này, ông phó giám đốc (chủ tịch hội đồng thuốc) nhờ giúp mặt hàng kia. Bà trưởng phòng kế hoạch xin giúp đỡ thuốc nọ, cuối cùng ai cũng được, ai cũng vui . Và "bông hồng" cứ nở rộ bệnh viện. Thế là nhất y nhì dược hay nhất dược nhì y mãi là câu nói bất hủ, chỉ có người bệnh là nằm chót bảng thôi.
BẠN ĐỌC
Đọc bài "Giá thuốc tăng cao" sáng nay tôi thấy rợn cả người. Các dạng chưng sĩ như trên không còn lương tâm nữa vì họ đã nhận tiền hoa hồng trên nỗi đau của những người mà họ có nhiệm vụ phải cứu chữa. Trước đây tôi cũng đọc tin người bệnh bị vét sạch túi vì xét nghiệm, rồi bây giờ thêm giá thuốc được câu kết để nâng giá lên hàng chục thậm chí hàng trăm lần, như vậy dân nghèo mắc bệnh làm sao chịu nổi.
Tôi đề nghị ngành thuế nên tổ chức thanh tra toàn diện các công ty kinh doanh dược phẩm để xem họ trốn thuế cách nào mà rút được tiền ra chi hoa hồng nhiều như vậy. Các quí ông bà chưng sĩ, dược sĩ như trên có biết rằng hiện nay có rất nhiều người bệnh không dám đi chữa bệnh mà chỉ uống thuốc Nam cầm cự qua ngày không? Người dân chúng tôi đề nghị các cơ quan nhà nước, đề nghị Bộ Y tế giải thích và có biện phdẫn giải quyết việc này.
NGUYỄN HƯNG
Với tình hình chưng sĩ và công ty dược "bắt tay" nhau như thế này người dân rất hoang mang. Vậy, ngoài việc tăng giá thuốc, có chăng chưng sĩ vì chạy theo lợi nhuận mà cứ mặc kệ những thứ thuốc có công hiệu thật sự để kê toàn những thứ thuốc chưng sĩ có tham gia nhận hoa hồng. Vì kê nhiều toa bao lăm thì tiền nhận được càng cao bấy nhiêu.
PHÙNG THỊ ÁI LY
Với thông tin liên tiếp trong những năm gần đây, giá thuốc luôn luôn đạt "chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước", Bộ y tế cũng ra quân rầm rộ đi kiểm tra nhưng kết quả chỉ có bệnh nhân nghèo là lãnh đủ !
Nay với những chứng cứ mà phóng sự nêu trên đã chỉ tận tay day tận mặt những thủ phạm là các BS và các cty dược đã và đang sống trên xương máu của bệnh nhân, thì với trách nhiệm của mình Bộ Y tế sẽ có những giải pháp ra sao? Hy vọng là các cơ quan chức năng sẽ không im lặng.
NGUYỄN HOÀNG AN
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét