Câu chuyện về y đức

Bệnh viện Nhi Đồng I (TPHCM) là một trung tâm nhi khoa lớn nhất nhì nước, nên bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh nhi từ khắp các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ. Bệnh viện lúc nào cũng quá tải, phòng bệnh chật chội, hai ba trẻ phải chia nhau một giường bệnh.


Ngoài hành lang thì đông nghẹt thân nhân và người nuôi bệnh, với những khuôn mặt lo âu và có khi hớt hãi. Không khí lúc nào cũng ngột ngạt, cộng với “mùi bệnh viện” và thời tiết miền nhiệt đới, tình trạng ngột ngạt hình như càng nghiêm trọng và khó thở. Nhưng cái “khó thở” nhất là vấn đề quan hệ giữa con người với con người, hay nói cụ thể hơn là giữa chưng sĩ, điều dưỡng và cha mẹ của bệnh nhân.

chưng sĩ và điều dưỡng tại BVNĐI rất bận. Lúc nào cũng thấy họ tất tần tật chạy tới chạy lui, như lúc nào cũng có trường hợp khẩn cấp. Nói thế thôi, chứ nhìn vào văn phòng thì cũng thấy họ … đấu láo. Cũng có lẽ đó là giờ “giải lao” trong giờ làm việc mà chỉ có BVNĐI mới có.

Rất ít khi nào thân nhân của người bệnh có cơ hội tiếp xúc hay bàn thảo với chưng sĩ. Có trường hợp trẻ em nằm viện cả tuần mà không hề được chưng sĩ nói bệnh gì hay tình trạng ra sao, mặc cho thân nhân hoang mang và buồn rầu! Nhưng đáng sợ nhất có lẽ là các ăn nói của giới chưng sĩ trẻ và điều dưỡng ở đây.

Trong vai một người thân đến thăm đứa cháu ở BVNĐI tôi đã trực tiếp thấy nhiều cảnh đau lòng và trái ngược với đạo lí ngành y. Một lần tôi chứng kiến một bà cụ gầy gò, khoảng 70 tuổi, nhân thấy một chưng sĩ trẻ vừa đi ngang qua, bà vội hỏi về tình trạng của đứa cháu đang nằm viện; anh chưng sĩ làm lơ bước đi không thèm trả lời. Bà cụ bức xúc quá nên chạy theo sau lặp lại câu hỏi về tình trạng đứa cháu hôm nay ra sao, và lần này anh chưng sĩ quay mặt lại mắng xối xả vào bà cụ: “tôi đã nói hôm qua rồi, bộ bà hông hiểu sao, đầu óc bà chứa gì trong đó?” Bà cụ có lẽ đáng tuổi nội hay ngoại của anh chưng sĩ. Với khuôn mặt khắc khổ của người nông dân miền Tây bà đành quay đi và đưa mắt nhìn tôi như tìm người đồng cảm về nỗi khổ của bà.

Một lần khác, mẹ của một bệnh nhân hỏi về một loại thuốc mà chưng sĩ kê toa; thay vì trả lời bà mẹ trẻ đau khổ, người chưng sĩ trung niên hống hách nói như tát nước vào mặt chị: “Chị là chưng sĩ hay tôi là chưng sĩ, tôi đã cho thuốc đó thì chị cứ đi mua, đừng có hỏi tới hỏi lui!”

Nhiều cảnh như thế xảy ra hàng ngày ở BVNĐI. Tôi lân la hỏi thăm vài thân nhân khác thì họ nói chưng sĩ còn đỡ, chứ gặp điều dưỡng thì còn bị mắng và chửi thậm tệ hơn thế nữa. Tôi hỏi tại sao không phản đối, thì ai cũng lắc đầu nói mình cần họ, nên đâu dám nói gì, thà chịu bị mằng chửi, nín thở qua sông, còn hơn là cãi lại thì có khi nguy hiểm đến tính mạng của con cháu mình. À ra thế, họ sợ chưng sĩ, họ chịu nhẫn nhục trước những lời mắng chửi vô cớ của chưng sĩ chỉ vì họ lo cho tính mạng của bệnh nhân. Có người nói một câu thấm thía rằng ngày xưa người ta gọi bệnh viện là “Nhà thương”, nhưng trong dân gian ngày nay người ta có tên mới cho bệnh viện, và tên đó là “Nhà ác”!
Có nhiều bệnh nhân so sánh rằng chưng sĩ ở các bệnh viện trung ương (thành phố) thường “khó tính” (đọc và hiểu rằng: vô giáo dục) hơn các chưng sĩ ở bệnh viện tuyến huyện và tỉnh, nơi mà chưng sĩ có vẻ tử tế hơn các đồng nghiệp ở thành phố cả ngàn lần. Có người còn nói thà nằm bệnh viện tỉnh để chết sớm hơn là vào bệnh viện trung ương để chết trễ mà còn bị mắng chửi. Đau thđặc xác còn chịu được, chứ đau tinh thần thì khó chịu thấu, họ nói như thế. Tôi không có cách gì kiểm chứng và so sánh giữa hai loại bệnh viện, nhưng kinh nghiệm cá nhân cũng phù hợp với nhận xét này.
Y đức là một trong những vấn đề nhức nhối nhất ở nước ta hiện nay. Hai năm trước khi VnExpress mở diễn đàn về y đức, có hàng ngàn người viết thư phản ảnh tình trạng mất y đức ở nước ta. Đọc qua những ý kiến này (rất có thể một số là phịa ra) người ta chỉ biết lắc đầu. Ngày nay, vì nhu cầu kinh tế và chạy theo lợi nhuận, không hiếm chưng sĩ không còn để ý tới y đức là gì. Ngày xưa, Lê Hữu Trác (hiệu là Hải Thượng Lãn Ông), một người thầy thuốc lớn của Việt Nam sống vào thế kỉ thứ 18, từng nhận xét rằng người thầy thuốc khi nói đến người bệnh mà không có lương tâm, không có đạo đức thì khác gì "bọn giặc cướp". Những tội lỗi mà Hải Thượng Lãn Ông nêu ra trong Y âm án vẫn còn tồn tại trong nhiều thầy thuốc ngày nay, như tội lười biếng, chẩn đoán qua loa; tội keo kiệt, không chữa trị bệnh nhân vì nghĩ họ không có tiền trả; tội tham lam, biết bệnh nhân không có khả năng sống sót nhưng lại không bảo thật và cố tình kéo dài chữa trị để làm tiền; tội lừa dối doạ người bệnh để làm tiền; tội bất nhân, không dám chữa trị những bệnh khó vì sợ mang tiếng là thất bại hoặc sợ không thành công mà không được hậu lợi nên không chịu chữa, đẩy bệnh nhân đến chỗ bó tay chịu chết; tội dốt, nhận xét bệnh còn lờ mờ đã vội dùng thuốc sai lầm, v.v…

Tất nhiên, không phải chưng sĩ nào cũng hành xử vô giáo dục như vừa kể trên; trong thực tế cũng có nhiều chưng sĩ hết lòng với bệnh nhân. Tôi biết có chưng sĩ còn rút tiền túi để mua vé xe cho bệnh nhân về quê vì bệnh nhân nghèo quá. Nhưng trong thực tế có không ít con sâu làm rầu nồi canh, vi phạm y đức, ăn nói vô giáo dục với bệnh nhân, và chính những kẻ này đã và đang làm cho nghề y trở nên xấu xa trước cái nhìn của người dân.
Tôi đã xem qua qui định về y đức ở VN, và nhận xét của tôi là các qui định này không giống với qui định y đức trên thế giới (xem bảng so sánh dưới đây).


Quy Định về y đức
(Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế)
(Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
World Medical Association International Code of Medical Ethics
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Lương y phải như từ mẫu". Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khǎn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.

1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của chưng Hồ. Phải lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên yên ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.

9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

12. Hãng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
Duties of physicians in general:

1. A PHYSICIAN SHALL always exercise his/her independent professional judgment and maintain the highest standards of professional conduct.

2. A PHYSICIAN SHALL respect a competent patient's right to accept or refuse treatment.

3. A PHYSICIAN SHALL not allow his/her judgment to be influenced by personal profit or unfair discrimination.
4. A PHYSICIAN SHALL be dedicated to providing competent medical service in full professional and moral independence, with compassion and respect for human dignity.

5. A PHYSICIAN SHALL deal honestly with patients and colleagues, and report to the appropriate authorities those physicians who practice unethically or incompetently or who engage in fraud or deception.

6. A PHYSICIAN SHALL not receive any financial benefits or other incentives solely for referring patients or prescribing specific products.

7. A PHYSICIAN SHALL respect the rights and preferences of patients, colleagues, and other health professionals.

8. A PHYSICIAN SHALL recognize his/her important role in educating the public but should use due caution in divulging discoveries or new techniques or treatment through non-professional channels.

9. A PHYSICIAN SHALL certify only that which he/she has personally verified.

10. A PHYSICIAN SHALL strive to use health care resources in the best way to benefit patients and their community.

11. A PHYSICIAN SHALL seek appropriate care and attention if he/she suffers from mental or physical illness.

12. A PHYSICIAN SHALL respect the local and national codes of ethics.

Duties of physicians to patients:

1. A PHYSICIAN SHALL always bear in mind the obligation to respect human life.

2. A PHYSICIAN SHALL act in the patient's best interest when providing medical care.

3. A PHYSICIAN SHALL owe his/her patients complete loyalty and all the scientific resources available to him/her. Whenever an examination or treatment is beyond the physician's capacity, he/she should consult with or refer to another physician who has the necessary ability.

4. A PHYSICIAN SHALL respect a patient's right to confidentiality. It is ethical to disclose confidential information when the patient consents to it or when there is a real and imminent threat of harm to the patient or to others and this threat can be only removed by a breach of confidentiality.

5. A PHYSICIAN SHALL give emergency care as a humanitarian duty unless he/she is assured that others are willing and able to give such care.

6. A PHYSICIAN SHALL in situations when he/she is acting for a third party, ensure that the patient has full knowledge of that situation.

7. A PHYSICIAN SHALL not enter into a sexual relationship with his/her current patient or into any other abusive or exploitative relationship.

Duties of physicians to colleagues

1. A PHYSICIAN SHALL behave towards colleagues as he/she would have them behave towards him/her.

2. A PHYSICIAN SHALL NOT undermine the patient-physician relationship of colleagues in order to attract patients.

3. A PHYSICIAN SHALL when medically necessary, communicate with colleagues who are involved in the care of the same patient. This communication should respect patient confidentiality and be confined to necessary information.
Thật ra, cũng chẳng cần tìm đâu xa. Ngày xưa HTLA cũng cho chúng ta nhiều bài học quí báu rồi. Sau đây là 8 tội cần tránh của người thầy thuốc (trích trong Hải Thượng y tông tâm lĩnh, 6 tập. Hội y học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh tái bản, 1986).
1. Có bệnh nên xem xét đã rồi mới bốc thuốc mà vì ngại đêm mưa vất vả, không chịu đến thăm mà đã cho thuốc, đó là tội LƯỜI.

2. Có bệnh nên uống thứ thuốc nào đó mới cứu được nhưng sợ người bệnh nghèo túng, không trả được vốn, nên chỉ cho loại thuốc rẻ tiền, đó là tội BỦN XỈN.

3. Khi thấy bệnh chết đã rõ, không nói thật mà lại nói lơ mơ để làm tiền, đó là tội THAM.
4. Thấy bệnh dễ chữa, nói dối là khó, le lưỡi, chau mày, dọa cho người ta sợ để lấy nhiều tiền, đó là tội LỪA DỐI.
5. Thấy bệnh khó, đáng lý phải nói thật rồi hết sức cứu chữa nhưng lại sợ mang tiếng là không biết thuốc, vả lại, chưa chắc đã thành công, mà đã như vậy thì không được hậu lợi, nên kiên quyết không chịu chữa đến nỗi người ta bó tay chịu chết, đó là tội BẤT NHÂN.

6. Có trường hợp người bệnh ngày thường có bất bình với mình, khi họ mắc bệnh phải nhờ đến mình, liền nẩy ra ý nghĩ oán thù, không chịu chữa hết lòng, đó là tội HẸP HÒI.

7. Lại như thấy người mồ côi, góa bụa, người hiền, con hiếm, mà nghèo đói ốm đau thì cho là chữa mất công vô ích, không chịu hết lòng, đó là tội THẤT ĐỨC.

8. Lại như xét bệnh còn lờ mờ, sức học còn non đã cho thuốc chữa bệnh, đó là tội DỐT NÁT.
===
Có lẽ đến lúc chúng ta cần thay đổi lại qui định về y đức và đây chính là tiền đề của đổi mới trong ngành y.
NVT


Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét