Nhìn lại hội nghị loãng xương

Hội nghị loãng xương quốc tế về loãng xương với chủ đề “Tầm nhìn Á châu về Loãng xương” (Asian Insights into Osteoporosis) vừa diễn ra ở TPHCM vào 2 ngày 25-26/7/2008. Tôi có thể vui mừng nói rằng Hội nghị đã thành công tốt đẹp. Thành công về mặt tổ chức, nội dung khoa học, và uy tín.


Về mặt tổ chức, trước đây khi đãi đằng ý định đem Hội nghị quốc tế này về Việt Nam, một số đồng nghiệp Thái Lan tỏ ý lo ngại khả năng tổ chức của phía ta. Một vài đồng nghiệp Thái Lan “nói sau lưng” tôi rằng: Tụi tao nghĩ bọn Việt Nam không làm nổi đâu. Nghe câu nói đó, tôi vừa buồn, nhưng vừa quyết tâm để “cho chúng mày biết”. Tôi về Việt Nam, gợi ý, và đặt vấn đề với anh Võ Thành Phụng, chú Tư Trung (tức BS VS Dương Quang Trung) trong Hội Y học TPHCM về việc tổ chức một Hội nghị quốc tế. Sau khi thấy Hội Y học TPHCM đồng ý, tôi mới mạnh dạn gửi thư đến các bạn bè quốc tế báo tin là sẽ tổ chức tại Việt Nam.

Hội nghị lần này thu hút ~500 chưng sĩ và chuyên gia tham dự; trong số này khoảng 100 đến từ 14 nước Á châu và Úc châu. Cần nói thêm rằng Hội nghị lần thứ Nhất vào năm ngoái tại Pattaya chỉ thu hút được khoảng 250 khách, và không được IOF tài trợ, cũng như không mời được khách Tây phương. Lần này thì khác, qua quan hệ cá nhân, tôi tranh thủ mời các chuyên gia hàng đầu như Ego Seeman và John Eisman tham dự với tư cách khách mời chính. Tôi không biết mình và Ts Nguyễn Đình Nguyên là người của Úc hay của Việt Nam, nhưng tôi thì thích nghĩ mình là người của cả hai, và cái vế VN có lẽ nặng hơn cái vế Úc. Thật ra, ban tổ chức (mà tôi là co-chair cùng chú Tư Trung) xem tôi là ... khách mời từ Úc! Buồn năm phút!
Tất cả khách đều được lo chu đáo từ khâu đưa đón từ phi trường, khách sạn, giải trí, v.v… Tôi phải cám ơn Bs Phạm Xuân Liễu (nguyên giám đốc Sở Y tế TPHCM) đã lo khâu này rất tuyệt vời. Tôi cũng cám ơn Mai Chi, người đứng ra tiếp đón và lo chuyện logistics êm xuôi.
Hầu hết tất cả các tên tuổi quen thuộc về loãng xương ở Á châu đều tham gia hội nghị và giảng bài. Điều làm cho tôi vui mừng là cho đến ngày cuối cùng, số người tham gia vẫn trên ~300 người, chứ không phải trống vắng như các hội nghị khác. Một đồng nghiệp người Mã Lai và cũng là khách mời của tôi nói riêng với tôi rằng: “I respect the active attendance of participants in this conference; something that I have not seen in previous conferences in Vietnam” (tôi kính trọng sự tham gia tích cực của các đại biểu, một điều mà tôi chưa thấy trong các hội nghị trước đây ở Việt Nam). Thật ra, trong ngày đầu hội nghị tôi đã nói (bằng tiếng Việt) rằng các bạn và đồng nghiệp nên tỏ văn hóa hiếu khách với các đồng nghiệp ngoại quốc, đừng có về sớm! Tôi phải cảm ơn các bạn một lần nữa đã ở lại đến giờ phút bế mạc của hội nghị.
Chúng tôi còn có người phiên dịch song song để cho những ai chưa quen với tiếng Anh có thể theo dõi. Thấy các bạn chăm chú lắng nghe dịch tôi thật rất mừng là họ tỏ ra rất quan tâm.
Hội nghị còn có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu; Gs Phạm Song, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế và đương kim Chủ tịch Hội Y học Việt Nam; ông Huỳnh Thành Tài thuộc UBND TPHCM; và ông Dan Navid thuộc Tổ chức Loãng xương Quốc tế (International Osteoporosis Foundation). Tôi có vinh hạnh làm người phiên dịch cho ông Bộ trưởng khi ông đọc diễn văn khai mạc Hội nghị. Thật ra, tôi soạn diễn văn bằng tiếng Anh và tiếng Việt cho ông, nên việc phiên dịch chẳng có gì vất vả. Tôi có dịp nói tiếp xúc với ông Bộ trưởng đâu vài ba phút. Khi được giới thiệu tôi tên gì, ông Bộ trưởng cười cười và nói rằng (nguyên văn): “Tôi đã đọc nhiều bài viết của anh, và rất quí những ý kiến của anh”. Ông quay sang anh Phó chánh văn phòng tên Trường đi cùng, và bảo anh Trường ghi lại số điện thoại của tôi. Nhưng sau đó thì ông Bộ trưởng phải đi chúc mừng 3 tân giáo sư ở trường y trước khi bay về Hà Nội nên tôi chẳng có dịp nói gì thêm.
Tôi còn có dịp nói chuyện khá lâu với Gs Phạm Song về chuyện trí thức (chuyện thời sự) và mấy chuyện xã hội, trong đó có chuyện … mắm tôm. Tôi thấy rất hợp với Gs Phạm Song, nhưng rất tiếc vì tôi phải tiếp khách quốc tế nên không có thời gian bàn thảo nhiều hơn.
Cả hai ông Bộ trưởng và Gs Phạm Song tỏ ra ngạc nhiên và thích thú khi biết tôi là người từ bên Úc về đây tổ chức hội nghị. Họ nói với chú Tư Trung (Chủ tịch Ban tổ chức) rằng sự liên kết giữa tôi và đồng nghiệp trong nước là một mô hình tốt về hợp tác giữa kiều bào ngoài này và đồng nghiệp trong nước. Tôi cũng hi vọng như thế.
Về nội dung, có tất cả 33 báo báo với những đề tài rộng và sâu như dịch tễ học, lâm sàng học, nghiên cứu cơ bản, di truyền học, y học cổ truyền, v.v… Ngoài ra, còn có 4 symposia do các công ti dược tài trợ. Phía Việt Nam ta có 9 báo cáo với các đề tài:
  • Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh tại TPHCM (Mai Thị Công Danh, Bv Từ Dũ)
  • Ăn chay và loãng xương (Hồ Phạm Thục Lan, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch)
  • Loãng xương qua quan điểm y học cổ truyền (Nguyễn Thị Bay, Đại học Y TPHCM)
  • Tình hình gãy cổ xương đùi ở Bv Chấn thương Chỉnh hình (Nguyễn Thái Thành, Bv Chấn thương chỉnh hình)
  • Loãng xương và đô thị hóa (Nguyễn Thị Thanh Hương, Đại học Y Hà Nội)
  • Loãng xương và glucocorticosteroid (Nguyễn Thy Khuê, Đại học Y TPHCM)
  • Chọn lựa điều trị ở Việt Nam (Lê Anh Thư, Bv Chợ Rẫy)
  • Loãng xương và hủy xương trong cường cận giáp (Lê Chí Dũng, Bv Chấn thương chỉnh hình)
  • Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và loãng xương (Nguyễn Văn Quang, Bv Chấn thương chỉnh hình)
Trong số này, chỉ có 3 báo cáo đầu là công trình nghiên cứu nghiêm chỉnh; phần còn lại là những “review” và báo cáo mang tính mô tả về những ca lâm sàng. Tuy nhiên, tất cả báo cáo đều đem lại cho các đồng nghiệp ngoại quốc một ấn tưởng rằng chúng ta cũng có thể làm những nghiên cứu có giá trị, và chúng ta vẫn có những phân tích vấn đề một cách khoa học.
Ngoài phần nội dung ra, chúng tôi còn có hai chương trình giải trí đặc sắc. Trước hội nghị, chúng tôi có đêm Faculty Dinner do Bridge Healthcare và Eisai bảo trợ. Khách được một đêm thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Thật ra, tôi muốn cho khách ăn khoai lang và mắm, nhưng sợ có người chịu không nổi, nên đành chọn nhà hàng sang trọng! Đến đêm đầu hội nghị, trong buổi dạ tiệc “Gala dinner” có đoàn văn nghệ Lạc Hồng trình diễn các nhạc cụ dân tộc, làm cho khán giả say mê theo dõi. Đến đêm thứ hai, các khách quốc tế được mời xem múa rối nước ở Nhà hát Trống Đồng. Show múa rối nước quá hay, quá độc đáo, làm cho khách say mê từ đầu đến cuối. Một khách sau khi xem xong đến nói với tôi: Now, I believe you (bây giờ thì tôi tin ông). Trước đó, để “dụ” khách đi xem tôi hứa với họ là các bạn nên tin tôi, vì đây là một show độc đáo.
Cũng như bất cứ hội nghị nào, Hội nghị loãng xương này cũng có một vài “hic up” nhỏ. Trước hết là trục trặc kĩ thuật. Thật ra, khâu kĩ thuật của Hội nghị rất tốt đẹp, chỉ có 2 trục trặc nhỏ mà thôi. Trục trặc thứ nhất do chuyển máy laptop từ MacIntosh sang máy PC nên một bài nói chuyện của một nghiên cứu sinh của tôi (là chưng sĩ NTTH) đứng xớ rớ cả 3 phút liền, còn tôi thì tái mặt như bị heart attack vì cái sự cố này! Tôi rất giận cái trục trặc này, và nghĩ là khó chấp nhận được, nhưng việc gì cũng có nguyên nhân của nó, và đành phải chấp nhận thực tế thôi. Còn sự cố thứ 2 là khâu thu hình và chiếu phim chưa được hoàn hảo, cũng như khâu tổ chức cho người đặt câu hỏi chưa được tốt, làm cho người muốn đặt câu hỏi phải chờ microphone (mất khoảng 30 giây).
Về nội dung cũng có vài khiếm khuyết nhỏ. Một vài báo cáo của phe ta có quá nhiều sai sót về tiếng Anh và cách trình bày. Có một báo cáo tôi đếm 19 slides là 19 sai sót! Sai sót về cách diễn tả tiếng Anh, đánh vần, fact, kiến thức, v.v… nhưng may phước quá, vì nằm trong session sau cùng của buổi chiều nên ít ai chú ý. Lại có một bài báo cáo gây ra tranh cãi giữa giới chuyên môn người Việt. Điều làm tôi không vui là các bạn đó hỏi bằng tiếng Việt (trong khi đây là hội nghị quốc tế, và ai cũng nói tiếng Anh), nhưng rồi khi nói bằng tiếng Anh tôi chẳng hiểu câu hỏi là gì (và chủ tọa cũng chẳng hiểu tiếng Anh của người hỏi!). Rồi một vị thay vì hỏi thì lại nói như là lên lớp người ta, làm cho chủ tọa bối rối chẳng biết làm gì (vì vị này nói tiếng Việt). Hai anh chàng chủ tọa khi xong session xuống hỏi tôi là “What did they argue about?” (họ cãi nhau về cái gì), tôi cũng … cười trừ mà nói “I do not know” (Tao không biết)! Thật ra thì tôi biết họ cãi cái gì, nhưng vì không muốn nói ra, sợ họ coi thường trình độ phe ta.
Còn tiếng Anh thì đương nhiên không thể kì vọng một sự hoàn hảo được, vì đâu phải là tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Nhưng tôi vẫn thấy phe ta nói tiếng Anh khá hơn mấy anh Nhật. Còn so với các chuyên gia và giáo sư từ Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapore, Hồng Kông, v.v… thì phe ta còn kém xa. Theo ý kiến cá nhân, tôi thấy các báo cáo viên nữ của phe ta nói tiếng Anh hay hơn phái nam. Phe nữ cũng chuẩn bị kĩ hơn phe nam, nên slides của họ không có sai sót về tiếng Anh hay nội dung. Nhưng rất tiếc là phe nữ phía ta quá “thục nữ” nên nói nhỏ nhẹ quá! Vì nói nhỏ nhẹ quá, nên người tham dự có cảm tưởng như họ thiếu tự tin. Cũng là một bài học.
Lại có 2 sự cố khá buồn cười. Một ông nọ (người Việt) nghe nói là giáo sư gì đó chơi với cái điện thoại di động của ông ấy trong khi người ta đang báo cáo. Lần đầu thì tưởng là chuông reo vì có người gọi (nên nhớ là chúng tôi đã yêu cầu tắt điện thoại hay chuyển sang chế độ rung), nhưng khi cái chuông nó im và reo cả 10 lần thì tôi mất kiên nhẫn và chủ tọa tỏ vẻ khó chịu. May phước là ông ấy thấy tôi tỏ thái độ nên dẹp cái “của nợ” đó đi, nhưng cũng làm tôi xấu hổ với khách ngoại quốc. Một ông khác (cũng người Việt ta) thì lại chơi cái trò với cái chai nước (đã hết nước) cứ lâu lâu lại nghe tiếng như ông ấy đang bóp chai nước. Khi cả 5 hay 6 lần như thế, có người đến đặt vấn đề thì ông ta dấu, chối, như không có gì xảy ra! Thiệt tình!
Vì Hội nghị qui tụ nhiều chuyên gia quốc tế, nên nội dung phong phú, và tôi nghĩ người tham dự đã có thêm nhiều thông tin chuyên môn có ích cho việc hành nghề của họ. Các bạn trẻ thì có cơ hội để so sánh giữa ta và họ. Một buổi tối, một số chưng sĩ trẻ túm lấy tôi và nói rằng hội nghị đã thành công quá tốt đẹp, nhưng một thành công mà họ cho rằng tôi không nghĩ đến. Thành công gì? Họ trả lời (nguyên văn): “Thầy đã cho chúng em biết chúng em và thầy cô chúng em đang đứng ở đâu trên thế giới này”. Nếu biết thế thì hay quá. Tôi chỉ hi vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ cùng nhau nâng vị trí của Việt Nam cao hơn nữa, và sẽ tạo ra một “critical mass” để có thể cạnh tranh trên trường quốc tế.
Dù Hội nghị chỉ có 2 ngày, nhưng trước đó thì chuẩn bị quá mệt, nên sau 2 ngày thì tôi thấy nhẹ nhõm trong người. Trước đó, đêm nào cũng thức 5 giờ sáng và làm việc đến 10 giờ đêm, cứ chập chờn, lo đủ thứ chuyện trong đầu. Nay mọi việc xong xuôi, tôi muốn nhân cơ hội này gửi lời cám ơn đến các nhà tài trợ:
  • Ông Nicholas Nguyên, CEO Bridge Healthcare, nhà tài trợ Platinum;
  • Eisai, nhà tài trợ Gold;
  • MSD, nhà tài trợ Gold;
  • Servier, nhà tài trợ Silver;
  • Norvatis;
  • MEDIC;
  • Bệnh viện Triều An;
  • Công ti Thiết bị Y tế Phương Nam; và
  • IOF.
Không có các công ti này ủng hộ và tài trợ thì Hội nghị không thể thành hiện thực. Một lần nữa, xin ghi nhận sự ủng hộ của các công ti trên, đặc biệt là Bridge Healthcare, Eisai, MSD và Servier.
Hồi nãy đến giờ, tôi nói “tôi” hơi nhiều, nhưng thật ra, sự thành công là một nỗ lực tập thể, chứ một mình tôi thì làm sao tổ chức được. Không có chú Tư Trung, chị Liễu, anh Phụng, Mai Chi, và ban chấp hành của Hội Y học TPHCM thì hội nghị sẽ chẳng bao giờ thực hiện được. Do đó, tôi cũng xin cám ơn các Các bạn trong Hội Y học TPHCM đã đứng ra làm chủ nhà cho Hội nghị Strong Bone Asia lần thứ hai này. Hội nghị này quan trọng, vì nó chính là nhịp cầu cho các hội nghị như thế trong tương lai, và qua đó sẽ đem lại lợi ích y tế đến các cộng đồng dân tộc Á châu. Tôi vui mừng vì đã cùng các bạn đóng góp một phần của mình vào công cuộc này.
NVT
====

Ts Nguyễn Đình Nguyên đang phiên dịch cho ông Phó chủ tịch UBND TPHCM trong diễn văn khai mạc hội nghị.

===

Đây là bài diễn văn khai mạc Hội nghị của Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu. Ông Dan Navid và bà Edith Lau, sau khi nghe bài này, họ đến tôi và khen bài diễn văn hay. Có lẽ mai kia mốt nọ tôi xin làm người viết diễn văn (speech writer) cho sếp Ba Dũng quá! :-)


Welcome Remarks
by
The Honorable Dr. Nguyen Quoc Trieu
Minister of Health, Vietnam
Distinguished guests, ladies and gentlemen,
As Minister of Health of Vietnam, it is my distinct pleasure to welcome you to Ho Chi Minh City, and to formally open the Second Strong Bone Asia Conference with the theme Asian Insights into Osteoporosis.
Osteoporosis is about brittle bones and broken bones. Each year, an estimated 9 million fractures occurred in the world, and about half occurred Southeast Asia and Pacific region. I understand that the number of hip fractures in the world is projected to increase from 1.6 million at present to around 20 million in 2050; of which 45% occurred in Asia.
Because fracture is associated with an increased risk of mortality, disability, reduced quality of life, and more importantly, increased health care cost, these statistics suggest that osteoporosis is an important public health in Asia in the coming years.
In Vietnam, we have a saying “Prevention is better than treatment”, which is not that much different from the modern concept of public health prevention. We need to come up with workable strategies for preventing fracture and for reducing the burden of osteoporosis at the population level.
However, just as the practice of medicine has to be evidence based, prevention should also be based on scientific evidence. Unfortunately, in Vietnam, due to lack of research into osteoporosis, we do not have much data to guide the government’s decision-making. Nevertheless, scientific data can be exchanged. I do hope that this Strong Bone Asia conference will come up with guideline for the prevention and treatment of osteoporosis that can be applied in Vietnam as well as in our neighbouring countries.
I would like to urge you to take full advantage of this Conference to share knowledge and perspective, and to help inform the areas for future research. As someone from government, I would also like to see priorities in fracture prevention.
I am very pleased to see that the Conference has brought together a high calibre of international scientists from Asia Pacific, including Australia, Japan and India. I have browsed through the scientific programme, and judging by the papers that are going to be delivered, it is clear that this Conference is truly a landmark conference in the field of bone health in Vietnam and in Southeast Asia. The breadth of scientific disciplines to be delivered is also very broad from practitioners of mainstream medicine to traditional medicine, from clinicians to geneticists. The determination by the Organizing Committee to bring together the disciplines of medicine in pursuit of a greater understanding of osteoporosis is truly inspirational. I congratulate the Organizing Committee and our guest speakers.
I look forward to the exciting developments ahead in this quest to apply latest research breakthrough in the treatment and prevention of osteoporosis. I am eagerly awaiting the outcomes of your conference which should assist Vietnam and Asian countries in better understanding the pathophysiology of osteoporosis; and increasingly understand how we interact with our environment to reduce the burden of osteoporosis. The application of such knowledge should result in the promotion of health, prevention of fracture and better management and treatment of many of the disease that affects a large section of the community.
I understand that the first Strong Bone Asia was taken place in Thailand last year. I am glad that Vietnam is chosen to host this important forum this year. I do hope that this Strong Bone Asia initiative will be a regular forum in Asia in the coming years.
I wish you all a pleasant stay in Ho Chi Minh City.
Thank you.

Diễn văn chào mừng
của
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Triệu
Bộ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam
Thưa các quan khách và các bạn,
Trong vai trò Bộ trưởng Bộ Y tế, tôi hân hạnh chào đón các bạn đến Thành phố Hồ Chí Minh, và chính thức khai mạc Hội nghị Loãng xương Á châu với chủ đề Tầm nhìn Á châu về Loãng xương.
Loãng xương, như tên gọi, là một bệnh liên quan đến xương bị suy yếu, và dễ gãy. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 triệu người bị gãy xương; trong số này khoảng 50% xảy ra ở Đông Nam Á và vùng Thái Bình Dương. Tôi biết rằng số người bị gãy xương hông, một hệ quả nặng nhất của loãng xương, trên thế giới sẽ tăng từ 1,6 triệu hiện nay lên 20 triệu vào năm 2050; trong số này 45% xảy ra ở Á châu.
Bởi vì gãy xương làm giảm tuổi thọ, giảm chất lượng cuộc sống, và quan trọng hơn hết là gia tăng chi phí y tế, các con số thống kê trên cho thấy loãng xương là một vấn đề y tế công cộng lớn ở Á châu trong những năm sắp tới.
Ở Việt Nam, chúng tôi có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, một khái niệm cũng chẳng khác gì so với khái niệm hiện đại về phòng bệnh ở qui mô cộng đồng. Chúng ta cần phải có những chiến lược khả thi để phòng chống gãy xương, và giảm gánh nặng loãng xương ở mức độ cộng đồng.
Nếu thực hành y khoa phải dựa vào bằng chứng, thì phòng bệnh cũng cần phải dựa vào bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do thiếu các nghiên cứu khoa học về loãng xương, chúng tôi không có nhiều dữ liệu khoa học để làm cơ sở cho các quyết định chiến lược của chính phủ. Nhưng dữ liệu khoa học có thể trao đổi và chia sẻ. Tôi hi vọng rằng Hội nghị Loãng xương Á châu lần này sẽ đi đến một phác đồ cho việc phòng bệnh và chữa bệnh có thể vận dụng ở Việt Nam và các nước láng giềng.
Tôi khuyên các bạn tận dụng cơ hội này để chia sẻ kiến thức và viễn kiến, và giúp xác định các định hướng nghiên cứu trong tương lai. Là một người trong chính phủ, tôi cũng muốn thấy những định hướng ưu tiên cho việc phòng chống loãng xương ở qui mô cộng đồng.
Tôi rất hài lòng khi thấy Hội nghị đã tập trung một nhóm các nhà khoa học hàng đầu về loãng xương từ Á châu và các nước như Úc, Nhật và Ấn Độ về tham dự giảng dạy. Tôi đã xem qua chương trình khoa học, và dựa vào những báo cáo khoa học sắp trình bày, tôi thấy hội nghị này thật sự là một bước ngoặc quan trọng về sức khỏe xương ở Việt Nam và Đông Nam Á. Các đề tài khoa học sẽ thảo luận trong hội nghị này thể hiện sự phong phú và chuyên sâu khoa học, từ y học chính thống đến y học cổ truyền, từ lâm sàng đến di truyền học.
Quyết tâm của Ban tổ chức mời các chuyên gia từ các bộ môn khoa học khác nhau để tìm hiểu chuyên sâu về nguyên nhân của bệnh loãng xương thật là đáng khen. Tôi thành thật chúc mừng và có lời ghi nhận đóng góp của Ban tổ chức cũng như các khách mời thỉnh giảng.
Tôi rất muốn biết những phát hiện và những khám phá mới nhất từ các công trình nghiên cứu về loãng xương. Tôi tin rằng những phát triển mới này sẽ giúp chúng ta tiến đến một chiến lược nhằm phòng chống và điều trị loãng xương. Tôi rất mong chờ thành quả của hội nghị này để giúp Việt Nam và các nước bạn hiểu rõ hơn về bệnh loãng xương. Việc ứng dụng những kiến thức đó sẽ dẫn đến việc khuếch trương y tế, phòng chống gãy xương, và điều trị cũng như quản lí bệnh ở qui mô cộng đồng.
Tôi biết rằng Hội nghị Loãng xương Á châu lần thứ nhất được diễn ra ở Thái Lan vào năm ngoái. Tôi rất vui khi thấy Việt Nam được chọn làm nơi tổ chức hội nghị năm nay. Tôi hi vọng rằng Hội nghị này sẽ là một diễn đàn thường xuyên về sức khỏe xương cho Á châu trong những năm sắp tới.
Tôi mến chúc các bạn có những ngày thú vị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin cám ơn các bạn.
=====
Sau đây là một số thông tin từ báo chí liên quan đến Hội nghị:

Chủ Nhật, 27/07/2008 - 8:23 PM
Gần 50% ca gãy do loãng xương xảy ra tại Châu Á
Được biết, loãng xương với hệ quả nghiêm trọng là gãy xương, cùng nhiều hệ lụy khác đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe ở cộng đồng người cao tuổi. Mỗi năm có khoảng 9 triệu người bị gãy xương, khoảng 50% là người ở vùng Thái Bình Dương và Châu Á.
Theo thống kê, hệ quả nặng nhất của loãng xương là gãy khớp háng. Đến năm 2050 số người bị gãy khớp háng sẽ tăng từ 1,6 triệu người hiện nay lên 20 triệu người, trong đó có đến 45% là xảy ra ở Châu Á.
Đến dự khai mạc, TS BS Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn: “Hội nghị sẽ là một diễn đàn thông tin về phát hiện và những khám phá mới nhất từ các công trình nghiên cứu về loãng xương. Với những phát triển mới này sẽ giúp tiến đến một chiến lược phòng chống và điều trị loãng xương có hiệu quả”.
TS BS Nguyễn Quốc Triệu mong muốn kiến thức mới từ hội nghị sẽ giúp cho vùng Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, hiểu rõ hơn về bệnh LX, để ứng dụng tốt trong những năm sắp tới trong việc phòng chống và điều trị ở quy mô cộng đồng.

Ngọc Thanh



Hội nghị khoa học quốc tế “Tầm nhìn Châu Á về loãng xương”
(Medinet TP.HCM) - Với 33 đề tài được các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu sâu trình bày, Hội nghị khoa học quốc tế “Tầm nhìn Châu Á về loãng xương” do Hội Y học TP kết hợp với Hội Loãng xương TP tổ chức tại TP.HCM trong 2 ngày (25-26.7.2008) đã thu hút gần 500 đại biểu đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hội nghị đã tập trung vào những vấn đề liên quan đến loãng xương và cách giải quyết, những tiến bộ khoa học có thể đem lại lợi ích cho người Châu Á trong các lãnh vực như dịch tễ học và yếu tố nguy cơ gãy xương ở Châu Á, chẩn đoán và điều trị, dịch vụ y tế, quản lý gãy xương và định hướng nghiên cứu.
Các thống kê cho thấy loãng xương là một vấn đề y tế công cộng lớn ở Châu Á trong những năm sắp tới. Loãng xương và hệ quả nghiêm trọng là gãy xương, cùng các hệ lụy khác ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ở cộng đồng người cao tuổi, làm giảm tuổi thọ, giảm chất lượng cuộc sống của họ và làm gia tăng chi phí y tế. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 triệu người bị gãy xương, trong số này khoảng 50% xảy ra ở Đông Nam Á và vùng Thái Bình Dương. Ước tính số người bị gãy khớp háng trên thế giới sẽ gia tăng từ 1,6 triệu hiện nay lên 20 triệu vào năm 2050, trong đó khoảng 45% trường hợp xảy ra ở Châu Á.
THU TRANG
HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC TẾ “TẦM NHÌN CHÂU Á VỀ LOÃNG XƯƠNG”
Image
Trong hai ngày 25 và 26 tháng 07 năm 2008, tại khách sạn Equatorial, TP.HCM, Hội Y học TP. Hồ Chí Minh kết hợp với Hội Loãng xương TP. Hồ Chí Minh, tổ chức Hội nghị khoa học Quốc tế về Loãng xương, với chủ đề:”TẦM NHÌN CHÂU Á VỀ LOÃNG XƯƠNG”. Đây là Hội nghị tíếp nối Hội nghị Strong Bone Asia conference năm 2007, tại Pattaya Thái Lan. Hội nghị lần này được tổ chức với sự hỗ trợ từ Tổ chức Loãng xương Quốc tế (IOF- International Osteoporosis Foundation).
Tham dự hội nghị có 416 đại biểu đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến dự buổi khai mạc Hội nghị có sự hiện diện của TS.BS.Nguyễn Quốc Triệu, UV Ban Chấp hành Trung Ương Đảng, Bộ trửơng Bộ Y tế; Ông Huỳnh Thành Lập, Thành ủy viên TP/HCM, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân TP. HCM; đại biểu quốc hội, GS.VS Phạm Song, Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam; BS. Đoàn Thúy Ba, AHLĐ, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế; đặc biệt có Ông Dan Navid, Chủ tịch Tổ chức Loãng xương Quốc tế (IOF) và nhiều đại biểu, đồng nghiệp khác trong và ngoài ngành y tế ở TP. Hồ Chí Minh và từ các tỉnh thành bạn.
Tại hội nghị lần này, các đại biểu được nghe thuyết trình 33 đề tài, do các chuyên gia hàng đầu báo cáo, tập trung vào những vấn đề liên quan đến loãng xương và cách giải quyết vấn đề, cũng như những tiến bộ khoa học có thể đem lại lợi ích cho người Châu Á, trong các lĩnh vực như dịch tễ học, sinh lý bệnh học, lâm sàng học, Y học cổ truyền và dinh dưỡng, đồng thời nêu lên những yếu tố nguy cơ gãy xương ở Châu Á và định hướng nghiên cứu về phòng chống cũng như điều trị trong lĩnh vực “Sức khỏe xương”. Có 4 buổi hội thảo tiệc trưa với những đề tài thiết thực về tiểu chuẩn định bệnh loãng xương, tác dụng của bisphosphonate và Vit. K2… Hội nghị được bổ sung bằng một chương trình văn hóa đặc sắc, do đoàn Nghệ thuật Bông sen trình diễn, cùng tiết mục múa rối nước Việt Nam, tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa các đồng nghiệp VN cùng bạn bè quốc tế.
Nhiều nhà khoa học và lâm sàng hàng đầu của Châu Á, Đông Nam Á và Châu Úc trong lĩnh vực loãng xương đã tham dự Hội nghị với tư cách diễn giả mời. Sự hiện diện của các chuyên gia hàng đầu này là một dịp tốt để các đồng nghiệp trong ngành gặp gỡ và chia sẻ các kinh nghiệm ở tầm vóc khu vực và quốc tế, và để đặt định hướng về các chiến lược phòng ngừa và điều trị loãng xương và gãy xương cho những năm tới
Ban tổ chức chân thành cám ơn sự nhiệt tình hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự tài trợ về tài chính của các công ty Bridge Healthcare; công ty Eisai; công ty Merck Sharp& Dohme (MSD); công ty Servier; Novartis, công ty Phương Nam; Công ty Hoàng Trung, Trung Tâm Chẩn đoán Y khoa MEDIC, Bệnh viện Triều An và đặc biệt là Tổ chức Loãng xương Quốc tế (IOF), cùng sự ủng hộ của các cơ quan thông tấn báo đài và sự phục vụ tận tình của lãnh đạo và nhân viên khách sạn Equatorial.
Thứ Tư, 30/07/2008, 02:15 (GMT+7)
Glucocorticoid làm tăng nguy cơ gãy xương
TT - Tại hội nghị quốc tế "Tầm nhìn châu Á về loãng xương" vừa diễn ra ở TP.HCM, BS Nguyễn Thy Khuê, Đại học Y dược TP.HCM, đề nghị chú ý đúng mức hơn trong việc hướng dẫn điều trị và đề phòng loãng xương do glucocorticoid trong cộng đồng.
Glucocorticoid là thuốc dùng trong điều trị viêm, nhưng sử dụng dài hạn có thể dẫn đến loãng xương - mà cơ chế bệnh sinh đến nay vẫn chưa rõ. Glucocorticoid làm tăng hủy xương, ức chế sự hấp thu canxi ở ruột, giảm tác dụng của hormon sinh dục và còn có thể gây ra các tác dụng dị hóa trên sự chuyển hóa protein, hạ canxi-máu và hạ kali- máu, dẫn đến yếu cơ, teo cơ, làm bệnh nhân dễ bị té ngã, tăng nguy cơ gãy xương.
Glucocorticoid cũng làm giảm đáp ứng của xương với tác dụng của hormon tăng trưởng, gây chậm tăng trưởng ở trẻ em, đặc biệt khi có suy dinh dưỡng và làm giảm tăng trưởng ở người còn trẻ... Ở các nước đang phát triển, người bệnh có thể mua thuốc này sử dụng khá rộng rãi không cần toa.
KIM SƠN
Dân thành thị rất dễ bị gãy xương
27-07-2008 23:19:05 GMT +7
Nguy cơ gia tăng tình trạng loãng xương và gãy xương ở vùng thành thị cao hơn hơn 15% so với vùng nông thôn. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng đó là do người thành thị có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi và những tác động khác của lối sống như hút thuốc lá, thiếu vận động cơ thể, uống quá nhiều bia rượu. Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ loãng xương.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 triệu người bị gãy xương, trong số này có khoảng 50% xảy ra ở Đông Nam Á và vùng Thái Bình Dương. Gãy xương là hệ quả xảy ra do loãng xương. Các chuyên gia y tế của thế giới đã cảnh báo tình trạng gãy xương do loãng xương tại châu Á đang gia tăng, đặc biệt là ở vùng thành thị. Loãng xương ở châu Á hiện đang chiếm hàng đầu so với tất cả các lục địa trên thế giới và cấp chưngh cần một chương trình dự phòng.
Bệnh mạn tính gây tốn kém nhất
Theo nhận định của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney (Úc), hiện nay tần suất gãy xương do loãng xương tương đương với tần suất mắc bệnh ung thư hay tim mạch. Ở phụ nữ sau mãn kinh, nguy cơ gãy xương cổ đùi do loãng xương tương đương với nguy cơ mắc ung thư vú. Còn ở nam giới sau 60 tuổi, nguy cơ gãy xương cột sống cũng tương đương với nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tại VN, khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi có triệu chứng loãng xương và hiện có khoảng 2,55 triệu người bị loãng xương, trong đó có tới 1,92 triệu là nữ và 630.000 nam giới. Số ca gãy xương cụ thể ở nước ta được ước tính là khoảng 100.000 ở nữ và 60.000 ở nam.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng gãy xương là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ, khoảng một nửa phụ nữ bị gãy xương chết trong vòng 7 năm, còn nam giới có nguy cơ tử vong sau gãy xương trong vòng 5 năm. Đối với những bệnh nhân may mắn sống sót sau gãy xương cũng mắc nhiều biến chứng và chất lượng cuộc sống bị giảm sút đáng kể, giảm sức lao động, giảm khả năng đi đứng, giảm sự năng động.
Còn theo tiến sĩ-chưng sĩ Lê Anh Thư, Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy, hai loại gãy xương do loãng xương thường gặp nhất là gãy xương hông và gãy xương đốt sống, với tỉ lệ tử vong cao và tỉ lệ biến chứng đáng kể. Gãy xương do loãng xương, đặc biệt là gãy xương sống gây đau mạn tính, tàn tật, trầm cảm... Bên cạnh đó, những tốn kém cho y tế do gãy xương được ước tính là còn lớn hơn cả chi phí cho các bệnh như tim mạch, ung thư hay bệnh hen. Chi phí trực tiếp cho việc nằm viện hiện nay đã khiến cho bệnh loãng xương trở thành một trong các bệnh mạn tính gây tốn kém nhất.
Người bệnh không chịu điều trị lâu dài
Nguy cơ gia tăng tình trạng loãng xương và gãy xương ở vùng thành thị cao hơn hơn 15% so với vùng nông thôn. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng đó là do người thành thị có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi và những tác động khác của lối sống như hút thuốc lá, thiếu vận động cơ thể, uống quá nhiều bia rượu. Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ loãng xương.
Theo tiến sĩ-chưng sĩ Lê Anh Thư, khó khăn lớn nhất là làm cho người bệnh chấp nhận điều trị lâu dài mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị loãng xương. Việc điều trị gãy xương kéo dài từ 3-5 năm, trong khi đó thu nhập của người dân còn thấp và do không ý thức hết mức độ nguy hiểm của biến chứng gãy xương nên hầu hết không ai theo được chương trình điều trị của thầy thuốc. Hiện nay những loại thuốc điều trị hàng đầu của loãng xương có thể làm giảm hơn 50% nguy cơ gãy xương và tăng 3%-8% mật độ xương. Do đó, việc phòng ngừa loãng xương được các thầy thuốc khuyến khích, bao gồm cải thiện dinh dưỡng, ăn uống đủ canxi và vitamin D, vitamin K, tập thể dục thường xuyên để phòng té ngã và vận động để nâng cao mật độ xương. Các biện pháp thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá và giảm uống bia rượu cũng là khuyến nghị để làm giảm gánh nặng loãng xương trong dân số chung.
Chưa quan tâm đến phòng ngừa loãng xương
Hiện nay có thể phát hiện sớm những người có nguy cơ cao loãng xương bằng kỹ thuật đo mật độ xương DXA, từ đó có thể phòng ngừa gãy xương bằng cách bổ sung canxi hoặc đề phòng những trường hợp té ngã. chưng sĩ Nguyễn Văn Quang, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho rằng việc phòng ngừa loãng xương thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau như nội tiết, thấp khớp và sản phụ khoa. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay phẫu thuật viên chỉnh hình đang phải chịu áp lực lớn do tình trạng gãy xương do loãng xương gia tăng vì vấn đề phòng ngừa ở người bệnh chưa được đặt ra.
Bài và ảnh: Nhất Phương

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét