Một trong những bài ca vọng cổ nổi tiếng nhất và được yêu thích nhất có lẽ là bài Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu. Nhưng ít ai biết hoàn cảnh bài này ra đời như sao. Bài viết sau đây cho chúng ta biết vài chi tiết thú vị về sự ra đời của bài hát.
Sức sáng tác của ông cụ này thật là kinh! 2000 tác phẩm hoặc ông sáng tác, hoặc phóng tác, hoặc soạn lời ca. Xin nghiêng mình ngưỡng phục.
Nhân nói chuyện về vọng cổ / cải lương tôi có nhận xét là cải lương rất khó phát triển nổi hay hấp dẫn được giới trẻ như hiện nay. Tình hình hiện nay, theo tôi thấy thì phần lớn những diễn viên vẫn chưa thoát ra khỏi cái bóng của những người danh tiếng đàn anh đàn chị như Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh, Thanh Tuấn, v.v… vì phần lớn các diễn viên trẻ có xu hướng bắt chước mấy người đi trước. Mà, bắt chước thì không khá nổi vì họ sẽ mãi mãi là người đi sau.
Ngoài ra, sáng tác vẫn chưa thoát cái motif của Tuyệt tình ca, Đời cô lựu, Lá sầu riêng, hay Nửa đời hương phấn, tức là những tuồng làm cho người ta rơi nước mắt. Buồn cười nhất và chán nhất là xem một tuồng mà nội dung chỉ xoay quanh những câu chuyện éo le kiểu như đứa con rơi sau vài mươi năm gặp lại (nhưng nhìn không ra!), hay yêu nhau mà không lấy được nhau, hay những câu chuyện vụn vặt, tủn mủn, không có giá trị nghệ thuật cao. Đôi khi xem qua vài vở tuồng mới tôi phải hỏi chẳng lẽ các soạn giả ngày nay hết ý, hay lười biếng suy nghĩ, hay làm cho có theo kiểu mì ăn liền? Chúng ta cần một sự đột phá trong sáng tác cải lương để phản ảnh những thực trạng bức xúc của xã hội hiện nay. Theo tôi đó là những câu chuyện người nông dân rời bỏ làng quê để đi làm mướn trên thành phố, những bức xúc chung quanh phụ nữ ta lấy bọn người nước ngoài để rồi chết thảm, những bất công trong xã hội, những mâu thuẫn giữa quan chức và người dân, v.v… toàn là những đề tài phong phú. Ấy thế mà chẳng hiểu sao chẳng ai sáng tác để ghi lại một thời đau khổ.
Tuy nhiên, vẫn còn hi vọng. Gần đây Bạch Tuyết có dựng những tuồng lớn như Kim Vân Kiều. Hi vọng sẽ có những người vì nghệ thuật để làm như Bạch Tuyết để cho khán giả có những tác phẩm có giá trị lưu lại với đời sau này.
NVT
Xuất xứ “Tình anh bán chiếu”
Nhà trong hẻm, bề nga ng hẹp, cầu thang dốc… vậy mà ở tuổi ngoài 80, soạn giả Viễn Châu hàng ngày vẫn ba buổi lên lầu 2, xuống tầng trệt để uống trà, ăn sáng, ăn trưa, ăn tối đều đều… Cứ mỗi lần đến thăm tác giả bản “Tình anh bán chiếu”, tôi đều để ý đến dáng lên xuống cây cầu thang hẹp và dốc này để “đoán” sức khỏe của tác giả.
Hình cụ Viễn Châu (bên trái) và tác giả bài viết (bên phải)
Nhưng lần này thì tôi có “mưu mô” lên hẳn thư phòng của ông, ngồi chơi lâu và “điều tra” xuất xứ của “Tình anh bán chiếu”! Có người đã quả quyết với tôi rằng: “Tình anh bán chiếu” được đệ nhất danh ca Út Trà Ôn cất giọng thì nỗi buồn lên đến chơi vơi (!). Chẳng thế mà khi Út Trà Ôn qua đời, Viễn Châu đã than: Hoàng đế đã băng hà (!).
Phòng riêng của soạn giả Viễn Châu ở phía sau cùng của lầu 2, nhưng có cửa sổ hậu thoáng mát. Xung quanh ông là sách vở, đĩa nhạc, trên tường treo một cây đàn tranh, bên cạnh ghế ngồi trong tầm tay với là chiếc đàn ghita “mini”, đằng sau treo lẫn với quần áo là cây đàn ghita lớn… Tất cả gợi lên không khí đang làm việc.
Tôi bắt đầu vào chuyện: Tôi đã nhiều lần được nghe bản “Tình anh bán chiếu” ở nhiều nơi khác nhau, thường là người ta ngẫu hứng bên chén trà, ly rượu hay lúc hội họp đông người… Có điều là, người ca đều là “nghệ sĩ” dân gian. Vậy mà họ thuộc làu bản vọng cổ trường thiên này… Có lẽ là vì lời lẽ trau chuốt, mượt mà của nó? Soạn giả Viễn Châu sau khi nhả một làn khói thuốc đậm đặc, ông ngắt lời tôi: Một bài vọng cổ phải có cốt truyện, phải có vai chính như trong một truyện ngắn. Hay là ở cốt truyện.
Ông kể: … Năm 1961, Giám đốc hãng đĩa nhạc Hồng Hoa bảo tôi, đệ nhất danh ca Út Trà Ôn đã ký với hãng của ông một hợp đồng làm việc, vì vậy tôi phải sáng tác nga y một bản vọng cổ để Út Trà Ôn ca bản đầu tiên thâu đĩa hát! Ngay sau đó tôi có công chuyện đi Bạc Liêu, về nga ng Ngã Bảy Phụng Hiệp tôi vô quán cà phê nghỉ chân, thấy một anh bán chiếu trẻ dáng quê mùa hiền lành đang ngồi dưới một mái hiên nhà nghỉ chân, tay cầm nón lá quạt quạt…
Dưới sông ghe thuyền tấp nập, phía trong đồng lại có một đám cưới đang rước dâu trên đường… Thế là tôi nảy sinh một chủ đề. Anh bán chiếu có một mối tình thầm kín với cô gái đặt mua chiếu, năm sau đem chiếu lên bán thì cô đã đi lấy chồng… Anh ta vô cùng thất vọng và nỗi buồn của anh dâng trào như con sông “lai láng muôn dòng”… Trên đường từ Ngã Bảy về tới Sài Gòn đêm đó, tôi đã soạn xong “Tình anh bán chiếu” trên xe!
Tôi nghĩ đến 2.000 cốt truyện cho 2.000 bài vọng cổ và 60 cốt truyện cho các vở cải lương mà soạn giả Viễn Châu đã sáng tác suốt nửa thế kỷ qua để làm nên một tên tuổi trong giới sân khấu ca cổ Nam bộ… mà thầm phục sức sáng tạo của ông già.
Theo thói quen cố hữu của một nhà báo, trước lúc chia tay, tôi hỏi ông: Gần đây anh Bảy (tên thân mật của soạn giả) đang viết cái gì? – Giờ sức yếu rồi, tôi chỉ viết ca cổ hài cho “Tuổi trẻ cười” mỗi kỳ một bài, tháng hai kỳ (!).
Trên đường về, tôi tấp vô sạp báo, mua nga y một số “Tuổi trẻ cười” đọc ngấu nghiến nga y bài “Mừng tân hôn” của soạn giả Viễn Châu. Hay!
Xem thêm Nhìn lại hội nghị loãng xương
LÊ PHÚ KHẢI
0 nhận xét:
Đăng nhận xét