Đọc bài này thấy vui vui. Mấy cô này nói là dân miền Tây mà tại sao cách nói không miền Tây chút nào cả. Chẳng hạn như “Hồi đấy”, “Đáng nhẽ”, “Em sợ lễ Tết lắm chị ạ”, v.v… Tôi nghi quá. Có thể nhà báo phịa ra theo cách nói của nhà báo chăng?
Nghe mấy cô này nói tôi có cảm giác hình như họ chỉ quan tâm và ấn tượng đến bề ngoài: đeo vàng đầy cổ đầy tay, ga lăng, hi vọng giàu sang, hái ra tiền trên cái xứ "thần tiên" này, v.v... Sao mà họ mơ ước thông thường thế ? Có lẽ chính vì thế mà họ dễ bị cám dỗ bởi những ông Tây, những đàn ông từ Hàn Quốc, Đài Loan, và mới đây là ... Trung Quốc. Lại có thói quen đứng núi này trông núi nọ: có chồng Việt kiều rồi quay sang chê đàn ông trong nước là không ga lăng (mà không tự hỏi mình đã làm gì để được ga lăng)! Mai mốt chắc cũng chính những cô này về làng quê mình với cái mác "Việt kiều" sẽ không dám uống nước và nhìn cái gì cũng bằng cặp mắt kinh tởm. Ở làng tôi, có người mỗi lần về quê là chở theo một xe nước lọc để ... tắm. Chuyện có thật 100%, đến nổi đi vào sử sách của làng mà mỗi khi nói đến Việt kiều là cái tên của anh này được nhắc đến. Lại có một cô đi định cư chưa đầy 3 năm, ấy vậy mà khi về quê đi chợ thấy trái me cô ấy hỏi "Trái này là trái gì", và bị bà bán hàng giảng một bài morale. Đáng đời!
Nghe đến mấy chữ “xứ sở thần tiên” là tôi thấy dị ứng rồi. Hình như người mình ở xứ nào đều cho xứ đó là “thần tiên”, là “thiên dường”, là “nhất thế giới”, v.v… Việt kiều Mĩ nói như thế. Việt kiều Đức nói y chang. Việt kiều Úc cũng nói như thế. Mà, nói cho ngay chỉ có một số nhỏ nào thôi, chứ tôi nghĩ những ai chịu khó đi đây đi đó, so sánh, và suy nghiệm thì chắc câu nói đó rất khôi hài.
Hồi mới vào học, bị vài ông bà giáo “tuyên truyền” nói Úc mình là số 1 về giáo dục và khoa học, y khoa, v.v... Đến khi gặp một ông giáo khác ở UNSW, tinh thần quốc tế hơn, khi tôi nói “ta là số 1”, ông ấy cười khẩy hỏi: số 1 cái gì? Ông ấy bèn lên lớp cho thấy Úc mình chẳng là số 1 cái gì cả, rồi ông phân tích cho thấy khoa học Úc nói chung bị rớt đài thê thảm đến nỗi có thể 20 năm sau Âu châu và Mĩ, còn giáo dục thì càng ngày càng Mĩ hóa, y tế cũng càng Mĩ hóa hơn, v.v… Vậy thì làm sao nói mình là số 1 được. Đến khi có dịp ra nước ngoài làm việc mới thấy lời ông nói là chính xác: Úc mình đúng là chả là cái thá gì trên thế giới này. Ngay cả Hồng Kông và Singapore mà có khi họ còn chẳng xem Úc là cái thá gì (và tôi cũng có khi … nóng mũi)! Dù người Úc xem Mĩ là “anh cả”, nhưng đến Mĩ mới thấy người anh cả chẳng thèm biết Úc là gì và ở đâu. Thậm chí có người còn hỏi tôi “Bộ Úc nói tiếng Anh à?”! Tôi thấy thà mình nhận nước Úc là nghèo kém cho chắc ăn, và khi mình làm tốt thì mới đáng nói; chứ như mấy anh chàng chính khách Úc ngông nghênh, ăn nói với các nước Á châu cứ như lên lớp người ta (có lần Lý Quang Diệu nhẹ nhàng nhắc rằng vài chính khách Úc ăn nói như không biết mình là ai), và có hành vi “ugly” trên máy bay thì chẳng ai xem mình ra gì.
NVT
http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/nguoivietbonphuong/2009/04/839882/
Lấy chồng Việt kiều Úc
Khác với mường tượng của nhiều người về các cô dâu lấy chồng Việt kiều, đa số họ đều là những cô gái rất giản dị, chăm chỉ, chịu khó và nhan sắc chỉ ở mức trung bình khá.
Các cô đều xuất thân từ vùng miền Tây Nam Bộ và đa phần có thân nhân đang sinh sống tại Úc.
Sang "xứ thần tiên"
Sau nhiều lần lưỡng lự, Hương mới đồng ý dẫn tôi đến làm quen với nhóm bạn của cô là những cô gái từ Việt Nam sang Úc theo dạng hôn phối. Bản thân Hương cũng kết hôn với một Việt kiều Úc được gần một năm, qua mai mối của anh trai đang định cư tại đây.
Phải mất nửa buổi lạ lẫm các cô mới cởi mở nói chuyện và tâm sự về đời tư của mình.Hương là người khởi chuyện. Cô thú nhận nước Úc khác nhiều so với tưởng tượng trước đây khi còn ở VN. Cô kể: "Hồi đó thấy các Các bạn của em từ Úc về chơi, sao thấy các Các bạn ấy sung sướng và thoải mái thế. Mọi người tiêu xài không cần phải suy nghĩ tính toán. Không phải mỗi chuyện tiền bạc đâu. Em cảm thấy cuộc sống của các Các bạn ấy có vẻ rất thoải mái, vô lo vô nghĩ... làm sao ấy... Em ngỡ rằng Úc hẳn phải là "xứ thần tiên" chị ạ... ".
Phúc cũng tán thành: "Hồi đấy anh Hải, ông xã em, về VN chơi em cũng thấy như vậy... Mà anh ấy galăng hơn đàn ông Việt Nam nhiều... À còn mấy người bà con của em cũng là Việt kiều Úc, mỗi lần về thăm quê thấy người nào người nấy đeo toàn "vàng hai mốt" đầy người... Thấy sang lắm".
Sự thật
Khi được hỏi "vậy sang đến Úc rồi còn thấy nó "thần tiên" nữa không", các cô đều im lặng một chút rồi mới trả lời. Các cô thấy cuộc sống ở đây ổn định nhưng ai cũng phải đi làm vất vả chứ chẳng sung sướng như tưởng tượng hồi còn ở VN.
Mai - được người nhà tìm người "làm đám cưới giả" để qua Úc - kể về ngày đầu đặt chân sang Úc: "Em xuống máy bay đến ngày thứ hai là ông anh thứ tư của em làm ở chợ cá cho em theo đi cạy hàu ngay. Họ đổ hàu ở chợ bán lẻ cho mình cạy, tính tiền cho mình theo lố... Làm một đêm như vậy đâu cũng được cả trăm bạc ấy chị ạ, nhưng mà đau tay lắm... Ông ấy nói cho em đi làm luôn để em biết ở bên đây phải lao động vất vả như thế nào, các Các bạn giúp bảo lãnh em sang đây thôi chứ từ nay phải tự lo đi làm mà sống".
Hương thêm vào: "Hồi đấy, em cứ tưởng mấy ông anh của em ở bên này giàu sang lắm nhưng sang tới nơi mới biết các anh ấy còn chưa trả xong tiền nhà, tiền xe. Mà bên này lạ nhỉ, ai cũng mua nhà trả dần 20 năm".
Tôi giải thích cho các cô rằng nếp sống của người Úc là vậy. Họ thường làm được bao lăm tiêu bấy nhiêu chứ ít khi để dành, vì vậy họ có thói quen mua trả góp hơn là ở VN. Hơn thế thì cuộc sống và thu nhập ở đây khá ổn định nên người ta không phải nghĩ đến chuyện để dành một món phòng hờ khi có chuyện như ở nhà. Con cái trưởng thành thường tự lo cho mình chứ không như ở VN là bố mẹ lo mua nhà cửa cho con khi lập gia đình, ra ở riêng. Các cô nghe đều gật gù tỏ ý tán thành.
Duyên số
Thấy các cô đã tự nhiên hơn nhiều, tôi liền hỏi thăm chuyện tình ái của các cô, làm sao các cô gặp ông xã hiện giờ của mình và lý do dẫn đến quyết định cưới.
Phúc kể trước: "Anh Hải là con của một người bạn của gia đình em ở bên này. Anh ấy gần 30 tuổi mà chưa có ai hết nên hai nhà có ý giới thiệu hai đứa với nhau. Năm 2005 anh ấy về Việt Nam chơi một tháng và ở tại nhà em. Bọn em được tạo điều kiện cho đi chơi với nhau ở Sài Gòn và Vũng Tàu cùng bên bà con của anh ấy. Em thấy anh ấy dễ thương nên cũng chịu quen...
Sau đó anh ấy về lại Úc thì bọn em liên lạc qua email và chat, rồi ba tháng sau anh ấy về cưới em luôn. Đáng nhẽ em sang đây luôn lúc đấy nhưng lãnh sự quán từ chối visa của em vì nghi ngờ hôn nhân giả và quá nhanh".
Cô cho chúng tôi xem ảnh cưới của hai người và ra sức thanh minh vì đợi visa lâu quá nên cô đi chỉnh mũi lại cho cao hơn nên nhìn trong ảnh và hiện giờ hơi khác.
Bình im lặng từ đầu tới giờ mới chịu lên tiếng: "Em quen ông xã lúc sang đây chơi với bà chị của em. Em thấy anh ấy chững chạc và hào hoa, với cả mấy bà chị em vun vào quá nên em cũng ưng theo...".
Bình mới hai mươi hai tuổi, cô nom "rặt" vẻ miền Tây Nam Bộ với khuôn mặt tròn trịa, làn da nâu và dáng người khoẻ mạnh. Chồng cô đã năm mươi mấy tuổi, là chủ một cửa hàng ở khu người Việt, chia tay vợ từ mấy chục năm trước và có mỗi một cô con gái hơn Bình hai tuổi nên khá nhiều lời đồn ra đoán vào về hôn nhân của cô.
Mai là người có chuyện tình ái thú vị nhất. Cô đáng nhẽ chỉ định làm hôn nhân giả để sang đây nhưng gặp Tín rất chân thành chăm sóc nên sau ba tháng ở bên nhà Các bạn ruột, Mai dọn về ở với "ông chồng hờ".
Mai nói: "Thấy cái cách anh ấy chăm sóc cho mình từng chút một mà mình cảm động. Mình đi đâu anh ấy cũng đưa xe đi rước chị ạ. Mà ngay từ đầu, anh ấy gặp mặt em, anh ấy cũng nói là không chịu làm giấy tờ, nếu ưng cưới thật thì anh ấy mới chịu làm... Mấy Các bạn em xúi cứ ừ đại rồi sang tới nơi tính sau... Giờ thì tính gì nữa nhỉ... Có duyên số hết chị ạ".
Mai đang có bầu được ba tháng, khuôn mặt luôn tươi cười, rạng ngời hạnh phúc.
"Mác" Việt kiều
Tôi trêu các cô là thế ở nhà có bị tiếng ham lấy Việt kiều không, thì cô nào cũng nói là lúc đi qua đây cũng bị bà con chòm xóm nói này nói nọ, nhưng bị nói cũng không sai vì nhiều người ham giàu sang nên lấy Việt kiều lắm.
Hương kể ở chỗ ông xã cô làm có ông chủ gần năm mươi mà lấy cô vợ mới 19 tuổi từ VN sang đây. Trước khi nhận ai vào làm là ông ấy cấm không được nhìn vợ ông ấy, mà cái "bà" đó thì suốt ngày ăn mặc hở hang "ưỡn ẹo" đi lại trong hãng, hỏi làm sao đàn ông trong đấy không nhìn được chứ.
Chồng Hương kể ông chủ đấy đuổi không biết bao lăm người làm rồi. Mọi người cũng to nhỏ không biết đến ngày hết hạn hai năm thì cô ta sẽ "đá đít" ông này luôn không. (Bảo lãnh theo dạng vợ chồng phải mất hai năm thử thách mới được Bộ Di trú cho nhập cư chính thức).
Có một điều là khi lấy Việt kiều nghĩa là mình cũng mang "mác" Việt kiều, các cô mới thấu hiểu gánh nặng của hai chữ đấy với bà con bên VN. Hương kể: " Em sợ lễ Tết lắm chị ạ, mà chẳng cứ phải có lễ bên nhà mới gọi, cứ đều mỗi tháng lại bị điểm danh... hết nhà người này hỏng cái này đến người kia bệnh...".
Ngoài Bình ra thì đời sống của các cô cũng khá vất vả. Chồng của các cô, người làm việc trong hãng, người đi chở hàng thuê và ở nhà ăn thất nghiệp cũng có. Các cô cũng phải làm mướn ở các chợ và cửa hàng của người Việt để phụ thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên do lấy được người mình yêu thương nên các cô đều cảm thấy rất hạnh phúc và ổn định.
Mai nói: "Điều sướng nhất ở đây là họ rất chiều phụ nữ. Chồng em bảo ở Úc đứng nhất là trẻ em và phụ nữ, nhì là chó mèo và cuối cùng là đàn ông...".
(Theo Đài Phát thanh Australia, Chương trình tiếng Việt)
Xem thêm: Nhà vệ sinh: chuyện nhỏ mà không nhỏ
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét