Hôm nay, Viện Garvan ra thông cáo báo chí về một nghiên cứu của chúng tôi. Tôi nói “chúng tôi” là vì đây là một công trình hợp tác giữa nhóm của tôi và Bs Hồ Phạm Thục Lan thuộc Đại học Y Phạm Ngọc Thạch bên Việt Nam. Công trình này cũng là công trình mà tôi ấp ủ khá lâu, nên tôi rất tâm đắc với nó.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2007. Năm đó, tôi nói chuyện trong Hội nghị loãng xương TPHCM, và phần cuối của bài nói chuyện, tôi có đề ra một vài định hướng nghiên cứu trong tương lai mà đồng nghiệp Việt Nam có thể làm. Một trong những định hướng đó là nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ ăn chay đến xương. Có nhiều lí do sinh học đằng sau ý tưởng này, và tôi nghĩ VN ta là nơi lí tưởng để thực hiện ý tưởng vì các tu sĩ Phật giáo đại thừa họ ăn chay trường và không có ăn trứng hay cá / hải sản (như người ăn chay phương Tây). Có người nói ý tưởng của tôi là … không tưởng. Chẳng hiểu sao họ nói vậy ?!
Thế rồi, vài tháng sau khi tôi đã về Sydney bận bịu với bao lăm chuyện khác, thì tôi nhận được email của một người tên là Hồ Phạm Thục Lan. Chị ấy tự giới thiệu là chưng sĩ đang giảng dạy ở Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, chị có nghe tôi nói chuyện trong hôm hội nghị đó, và nghĩ ý tưởng nghiên cứu ở người ăn chay vừa thú vị vừa có ích, vì dân thành phố càng ngày càng ăn thịt nhiều. Trao đổi qua lại vài email, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu. Rồi theo sau là những protocol (đề cương), chi tiết về phương pháp, hợp tác với Chợ Rẫy (vì PNT chưa có máy DXA), cách thực hiện, lấy mẫu, đánh giá chế độ ăn uống, v.v…
Mãi đến đầu tháng 6 năm 2008 thì dự án mới hoàn tất, và lúc đó chúng tôi mới phân tích dữ liệu. Sau đó, phải mất đến gần 6 tháng tranh luận với các chuyên gia phản biện của tập san Osteoporosis International thì bài báo mới được chấp nhận. Có một chuyên gia phản biện cực kì khó khăn và … nói dai. Tất nhiên, tôi chẳng biết người đó là ai (và cũng chẳng cần biết). Đây là một trong những bài báo tôi vất vả nhất. Có nhiều đêm phải thức đến 11 pm để chỉnh sửa và suy nghĩ.
Bây giờ thì mọi chuyện đã xong. Tôi tự hào vì đây là lần đầu tiên tôi giúp cho đồng nghiệp VN công bố trên một tập san y khoa đứng hàng đầu về loãng xương trên thế giới. Trước đó cũng có một số bài / công trình, nhưng chưa phải tập san tôi thích. Công trình này còn là một mô hình hợp tác giữa người Việt trong và ngoài nước, một câu trả lời cho những ai nói rằng đó là chuyện “không tưởng”. Chúng tôi dự tính nếu có ngân sách sẽ làm những dự án quan trọng và độc đáo hơn, những dự án mà chỉ có môi trường VN mới làm được.
Thật ra, công trình này cho ra đến 5 bài báo khoa học. Hai bài kia coi như đã được chấp nhận trên 2 tập san hàng đầu khác (tôi ghét công bố trên các tập san “làng nhàng”), nhưng họ chưa công bố trên mạng nên tôi chưa dám nói gì (sợ vi phạm Qui ước Ingelfinger). Hai bài khác thì còn đang phân tích và soạn thảo. Một công trình như thế thì cũng có “năng suất” cao.
Nhưng điều vui nhất là chúng tôi đã cung cấp cho bà con ăn chay một lí do để yên tâm về sức khỏe xương của mình.
NVT
===
Vegan Buddhist nuns have same bone density as non-vegetarians
MEDIA RELEASE: 16 Apr 2009
A study comparing the bone health of 105 post-menopausal vegan Buddhist nuns and 105 non-vegetarian women, matched in every other physical respect, has produced a surprising result. Their bone density was identical.
The study was led by Professor Tuan Nguyen from Sydney’s Garvan Institute of Medical Research. He collaborated with Dr Ho-Pham Thuc Lan from the Pham Ngoc Thach Medical University in Ho Chi Minh City, Vietnam. Their findings are now published online in Osteoporosis International.
“For the 5% of people in Western countries who choose to be vegetarians, this is very good news,” said Professor Nguyen. “Even vegans, who eat only plant-based foods, appear to have bones as healthy as everyone else.”
“Bone health in vegetarians, particularly vegans, has been a concern for some time, because as a group they tend to have a lower protein and calcium intake than the population at large.”
“In this work we showed that although the vegans studied do indeed have lower protein and calcium intakes, their bone density is virtually identical to that of people who eat a wide variety of foods, including animal protein.”
“The nuns’ calcium intake was very low, only about 370 mg a day, where the recommended level is 1,000 mg. Their protein intake was also very low at around 35 g a day, compared with the non-vegetarian group, which was 65 g.”
Professor Nguyen and Dr Thuc Lan chose to study Buddhist nuns because their faith requires them to observe strict vegan diets all their lives.
“We didn’t study vegetarians from the West because many are lacto-vegetarians, so could have considerable calcium in their diets. It would have compromised the results,” Nguyen explained.
“The Buddhist nuns came from 20 temples and monasteries in Ho Chi Minh City. The control group, 105 non-vegetarian women of exactly the same age, were recruited from the same localities.”
Although Professor Nguyen and Dr Thuc Lan do not advocate a vegan diet, they note that fruits and vegetables are likely to have positive effects on bone health.
They also note that the study did not measure Vitamin D levels (as important to healthy bone as calcium) and factors such as lifestyle and physical activity. These variables may affect the outcomes for vegetarians elsewhere.
Tạm dịch:
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Một nghiên cứu so sánh sức khỏe xương giữa một nhóm gồm 105 nữ tu sĩ Phật giáo và 105 người ăn mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh cho ra một kết quả ngạc nhiên: người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn.
Công trình nghiên cứu hợp tác giữa chưng sĩ Hồ Phạm Thục Lan thuộc Đại học Y Phạm Ngọc Thạch và Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan (Australia). Kết quả của nghiên cứu mới được công bố trên tập san y khoa quốc tế Osteoporosis International vào ngày hôm nay.
“Ở các nước phương Tây, có khoảng 5% dân số ăn chay, và đối với những người này, đây là một tin vui,” Giáo sư Nguyễn nói như thế. “Ngay cả người ăn chay thuần túy, tức chỉ ăn thực vật và trái cây, xương của họ cũng tốt như xương của mọi người khác.”
“Sức khỏe xương của người ăn chay, nhất là người ăn chay thuần túy như tu sĩ Phật giáo, từng là mối quan tâm của giới y khoa, bởi vì họ ăn ít lượng đạm và calxi so với cộng đồng người ăn mặn.”
“Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra rằng mặc dù các tu sĩ ăn chay quả thật có lượng đạm và calxi thấp, nhưng mật độ xương trong cơ thể họ hoàn toàn chẳng có khác gì so với những người ăn thực phẩm với nhiều chất đạm động vật.”
“Lượng calxi mà các tu sĩ Phật giáo trong nghiên cứu của chúng tôi rất thấp, chỉ khoảng 370 mg mỗi ngày (trong khi đó lượng cần thiết là khoảng 1.000 mg). Họ cũng ăn ít lượng đạm, trung bình chỉ khoảng 35 g mỗi ngày, so với người ăn mặn là 65 g.”
Giáo sư Nguyễn và chưng sĩ Thục Lan chọn các tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam, thay vì những người ăn chay theo cách của người phương Tây, để tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ ăn chay vì các tu sĩ chỉ thuần túy ăn chay trong một thời gian rất dài.
“Còn người phương Tây ăn chay có sử dụng trứng và có khi cá hay hải sản, cho nên nghiên cứu ở những người này có thể kết quả sẽ không rõ ràng như nghiên cứu trên nhóm ăn chay thuần túy,” Giáo sư Nguyễn giải thích.
“Các nữ tu sĩ Phật giáo được mời tham gia vào công trình nghiên cứu hiện đang tu tại 20 chùa viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Người ăn mặn có cùng độ tuổi với người ăn chay được mời tham gia cũng là những cư dân chung quanh chùa trong Thành phố.”
Mặc dù Giáo sư Nguyễn và chưng sĩ Thục Lan không kêu gọi mọi người nên ăn chay, nhưng họ chỉ ra rằng một chế độ ăn uống với nhiều rau quả có tác dụng tích cực đến sức khỏe của xương.”
Họ cũng lưu ý rằng nghiên cứu này chưa đo lường nồng độ vitamin D, cũng là một yếu tố quan trọng cho việc duy trì sức khỏe của xương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét