Cảnh báo 2016 - Thuốc lá có hại cho sức khỏe


Đọc bài dưới đây thấy vui vui. Hà hà, ông bạn Lê Trường Giang nói thì không sai rồi. Vâng, phải dứt khoát cấm hút thuốc trong bệnh viện, và cấm hút thuốc chung quanh bệnh viện như cách xa bệnh viện trong vòng 5 mét nữa. Nhưng quan trọng hơn, ông bạn Giang nhà tôi phải cai thuốc cái đã rồi nói mới linh thiêng :-).



Nhân nói chuyện thuốc lá tôi nhớ đến một biển quảng cáo tuyệt vời của các công ti sản xuất thuốc lá Mĩ. Thời đó, kĩ nghệ thuốc lá bị tấn công quá chừng, đến nỗi người hút thuốc được xem như là “anti-social” (phản xã hội). Các công ti nổi nóng mới bèn nghĩ ra cách quảng cáo chống phong trào chống-kĩ-nghệ-thuốc-lá. Họ mướn một công ti quảng cáo làm việc này. Sau vài tháng, công ti này sáng chế ra một biển quảng cáo mà sau này tôi nghe nói là chiếm giải thưởng về tính sáng tạo của quảng cáo. Tấm biển quảng cáo rất đơn giản với dòng chữ sau đây:

Even the USSR allows smoking!

(Ngay cả Liên Xô cũng cho phép hút thuốc lá)

Chữ “even” và dấu chấm thang rất “độc chiêu” nhé. Các bạn hãy suy nghĩ và sẽ thấy dòng chữ đó nó độc như thế nào.

Nghĩ xong, xin mời các bạn đọc vài thảo luận của tôi về chuyện hút thuốc lá ở đây.

NVT

21-05-2008
Thuốc lá: Nhập nhằng “nhẹ”, “êm” và chuyện ung thư

Các hãng thuốc lá thường dùng các thuật ngữ trên bao bì dễ gây lầm lẫn như nhẹ (light), êm (mild)... cũng như tự do cảnh báo tác hại theo kiểu “êm và nhẹ”!!!

Hôm qua, tại Hội thảo Chung tay xây dựng cộng đồng không thuốc lá hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống thuốc lá 31-5, chưng sĩ Trịnh Văn Hiệp cho biết thông điệp của Tổ chức Y tế thế giới năm nay kêu gọi thanh niên không hút thuốc lá. Vì vậy, một trong những cách hữu hiệu nhất bảo vệ thanh niên trước tác hại của thuốc lá là cấm 100% quảng cáo, khuyến mãi và các tài trợ của ngành công nghiệp thuốc lá cho bất cứ một sự kiện hay một hoạt động nào.


Theo chưng sĩ Hiệp, mỗi năm ngành thuốc lá toàn cầu chi hàng chục tỷ đôla để tiếp thị sản phẩm của mình. Các hãng thuốc lá dùng nhiều chiêu quảng cáo trá hình thông qua bao bì và đặc tính sản phẩm để đánh lừa người tiêu dùng, sử dụng các thuật ngữ dễ gây lầm lẫn như: nhẹ (light), hàm lượng tar thấp (low tar), êm (mild)...


chưng sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng năm nay việc tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá trước tiên phải thực hiện không hút thuốc trong bệnh viện, trường học và sau đó ở những nơi công cộng khác như nhà hàng, quán cà phê, hội nghị... Ông Trương Trọng Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông và giáo dục sức khỏe TP, cũng đồng tình bởi “bệnh viện là nơi chăm sóc sức khỏe cho người dân, trường học là nơi giáo dục con người thì không lý do gì lại có thuốc lá”.


Theo Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá TP.HCM, hiện Việt Nam có 15 triệu người hút thuốc lá. Ở TP.HCM, tỷ lệ người hút vẫn còn cao và ngày càng trẻ hóa, có tới 53% nam giới hút thuốc. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 45/2005, quy định xử phạt phạt hành chính từ 50 ngàn đến 100 ngàn đồng đối với người hút thuốc nơi công cộng như bệnh viện, sân bay, nhà ga... Các hành vi quảng cáo, khuyến mãi bằng thuốc lá có thể bị phạt từ 25 triệu đến 30 triệu đồng.


Cảnh báo hút thuốc ghi theo quy định nào?
Quyết định của bộ mang tính khẳng định trong khi nghị định của Chính phủ chỉ lưu ý “có thể”.
Hiện nay, việc ghi cảnh báo tác hại của thuốc lá trên vỏ bao thuốc được thực hiện không thống nhất. Chẳng hạn, bao thuốc Marlboro có dòng cảnh báo “Hút thuốc gây ung thư phổi” bằng chữ đen trên nền trắng. Bao thuốc Craven A cũng có cảnh báo bằng chữ đen trên nền trắng nhưng nội dung lại là “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”. Trong khi đó, Dunhill, 555 lại ghi “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” bằng chữ có màu tương phản với nền bao thuốc (chữ đen trên nền vàng, chữ vàng trên nền xanh).
Việc ghi cảnh báo không thống nhất như vậy xuất phát từ các văn bản pháp luật quy định “tréo” nhau.
Đầu năm 2007, Bộ Y tế ban hành Quyết định 02 quy định từ ngày 17-3-2008, doanh nghiệp phải in cảnh báo về sức khỏe (trên vỏ bao thuốc) bằng chữ đen trên nền trắng hoặc chữ trắng nền đen hoặc chữ có màu tương phản với màu của bao bì. Theo quy định này, doanh nghiệp có thể linh hoạt về màu sắc khi in cảnh báo. Cũng theo Quyết định 02, nội dung cảnh báo là một trong năm câu, trong đó có câu “Hút thuốc gây ung thư phổi”. Năm câu này đều ở dạng “khẳng định” khá mạnh mẽ, không có chữ “có thể”.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 119 về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, trong đó quy định từ ngày 1-4-2008, doanh nghiệp phải ghi cảnh báo trên bao thuốc lá bằng chữ đen trên nền trắng (không có lựa chọn khác về màu sắc). Nội dung cảnh báo là “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” hoặc “Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Đương nhiên là câu cảnh báo với chữ “có thể” của nghị định này nghe có vẻ nhẹ nhàng hơn câu cảnh báo dạng “khẳng định” của Quyết định 02.
Hai văn bản không thống nhất với nhau, dẫn đến việc doanh nghiệp tùy ý vận dụng “linh hoạt”. Trường hợp thuốc lá Craven A thì ghi cảnh báo theo Nghị định 119 cả về màu sắc lẫn nội dung. Thuốc lá Marlboro in cảnh báo bằng chữ đen trên nền trắng và chấp nhận cách ghi nặng nề hơn khi tuân thủ câu cảnh báo “Hút thuốc gây ung thư phổi” của Quyết định 02. Trong khi đó, Dunhill, 555 tuân thủ Nghị định 119 để in nội dung cảnh báo nhẹ nhàng nhưng về màu sắc thì lại “tùy biến” theo Quyết định 02 (dùng chữ có màu tương phản với màu bao bì).
Trước đó từng có doanh nghiệp hỏi Bộ Y tế về vướng mắc trên, yêu cầu Bộ hướng dẫn cách ghi cảnh báo. Tuy nhiên, Bộ trả lời rằng: “Nghị định 119 của Chính phủ thì có hiệu lực cao hơn Quyết định 02 của Bộ Y tế, tuy nhiên nghị định này hiện chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên... sẽ trả lời doanh nghiệp sau”!


Xem thêm: Nghệ sĩ Mr. Đàm và Thương hoài ngàn năm
 
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét