Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược

Thời gian gần đây, báo chí nêu nhiều vấn đề về hoạt động tiếp thị của các công ti dược, với nhiềy ý tiêu cực. Bài này lí giải rằng mối liên hệ đó cần thiết, nhưng có thể nâng cao hơn và đồng đẳng hơn. Bài đã đăng trên TTCT (13/6/09) với tựa đề “Các công ty dược toàn là “kẻ xấu?”

NVT

===

Kĩ nghệ dược và hoạt động kinh doanh của các công ti dược thường được giới báo chỉ mổ xẻ khá nhiều. Có quan điểm cho rằng các công ti dược là “bad guys” (kẻ xấu), làm tiền trên bệnh nhân, mua chuộc chưng sĩ để kinh doanh, v.v… Nhưng cũng có người bình tĩnh hơn đánh giá cao những đóng góp của kĩ nghệ được trong việc phòng chống bệnh tật ở qui mô toàn cầu. Gần đây báo chí trong nước đặt vấn đề về mối quan hệ giữa kĩ nghệ dược phẩm và chưng sĩ với nhiều lí lẽ tiêu cực. Bài này sẽ lí giải tại sao mối quan hệ đó cần thiết, và có thể cải tiến tốt hơn.

Kĩ nghệ dược là một kĩ nghệ lớn và hái ra tiền trên thế giới. Theo một phân tích vào năm 2006, kĩ nghệ dược toàn cầu trị giá 643 tỉ USD; trong số này chỉ 10 công ti chiếm trên 40% thị phần toàn cầu. Thị trường dược phẩm ở các nước đang phát triển là một thị trường phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2001, thị trường dược phẩm ở các nước đang phát triển chiếm 13% thị trường toàn cầu; chỉ 5 năm sau (năm 2006), tỉ lệ này tăng gấp 2 lần thành 27%. Do đó, các “đại gia” ngành dược nhìn các nước đang phát triển ở châu Á là một thị trường chiến lược về lâu về dài. Để xây dựng thị trường họ cần thiết lập các mối quan hệ với địa phương.

Trong trào lưu hợp tác và phát triển, mối quan hệ giữa y giới và kĩ nghệ dược là một điều cần thiết. Mối quan hệ giữa một bên là chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và một bên là sản xuất dược phẩm và công cụ phục vụ cho chăm sóc bệnh nhân ắt hẳn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho việc điều trị và quản lí bệnh. Có thể nói rằng đại đa số các thuốc có mặt trên thị trường ngày nay, nếu không có sự tương tác giữa các chưng sĩ nghiên cứu và kĩ nghệ dược thì không thể nào ra đời được. Ở những nước kém phát triển kinh tế như nước ta, sự có mặt của các công ti dược quốc tế chẳng những là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế, mà còn đem lại nhiều lợi ích về thông tin khoa học cho giới chưng sĩ vốn trong một thời gian dài không có cách tiếp cận được.

Hai mối quan hệ
Nhưng mối quan hệ giữa y giới và kĩ nghệ được cũng có nhiều tác động tiêu cực. Chẳng hạn như có bằng chứng cho thấy chưng sĩ có mối quan hệ mật thiết với các công ti dược thường có xu hướng sử dụng thuốc của công ti, dù có thuốc khác có cùng hiệu quả và giá rẻ hơn. Nói cách khác, mối quan hệ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến y đức. Một nguyên tắc y đức số 1 là: chưng sĩ phải đặt quyền lợi của bệnh nhân lên hàng đầu. Nhưng trong thực tế, một số không ít chưng sĩ đã vì đồng tiền làm cho lu mờ hay thậm chí quên nguyên tắc số một này. Chính vì vấn đề tế nhị này mà ở các nước tiên tiến như Mĩ, Quốc hội điều tra và thiết lập những luật để quản lí mối quan hệ giữa y giới và kĩ nghệ được.

Nhưng nói đến mối quan hệ giữa y giới và kĩ nghệ dược là nói đến cái gì cụ thể? Một cuộc nghiên cứu ở Mĩ do giáo sư Eric Campbell thực hiện cho chúng ta một bức tranh khá sinh động. Khi được hỏi trong thời gian 1 năm, các chưng sĩ có mối tương tác nào với kĩ nghệ được, các chưng sĩ Mĩ báo cáo như sau:

* 78% chưng sĩ nhận hàng mẩu (thuốc mẩu) từ các công ti dược;
* 83% chưng sĩ từng nhận quà từ các công ti dược (quà thường là bút, giấy, đồ chơi điện tử, v.v…);
* 35% nhận tiền trực tiếp từ các công ti dược;
* 18% nhận tiền tư vấn phí (consulting fee);
* 16% nhận tiền giảng bài và nói chuyện trong các hội nghị;
* 9% nhận tiền do được mời làm cố vấn trong các hội đồng khoa học của các công ti dược;
* 3% nhận tiền để tuyển bệnh nhân cho các công trình thử nghiệm lâm sàng;

Tính chung, 95% chưng sĩ cho biết họ có ít nhất là một mối quan hệ như vừa mô tả trên. Chỉ có 5% là hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, ngay cả con số 5% này còn được xem là quá cao, vì trong thực tế có lẽ 100% chưng sĩ đều có ít nhất là một mối tương tác với kĩ nghệ dược.

Đó là tình hình ở Mĩ. Còn tại các nước phát triển như nước ta thì sao? Một nghiên cứu thú vị khác của nhóm Comsumer Internation (CI) cho chúng ta thấy một bức tranh khác. Trong nghiên cứu này, một chưng sĩ gia đình người Malaysia đồng ý ghi lại tất cả những liên hệ mà ông có với các công ti dược. Trong thời gian 5 tuần, ông ghi nhận 17 giờ tiếp xúc với đại diện của 25 công ti dược (trong số này có 16 công ti đa quốc gia hay còn gọi là “đại gia” trong ngành dược quốc tế). Mối liên hệ giữa chưng sĩ Malaysia và các đại diện công ti dược có thể tóm lược như sau:

* 6 tài liệu khoa học cập nhật hóa về điều trị;
* 10 bút, 9 sách hay giấy nháp mang nhãn hiệu thuốc, 1 đồ chơi, 4 tập để tài liệu; 5 hộp giấy tissue; xà phồng; phụ kiện máy tính như chuột, USB;
* 2 sách cẩm nang lâm sàng;
* 24 tờ rơi;
* 3 bài báo khoa học;
* Dịch vụ sàng lọc bệnh nhân;
* 5 lời mời đi ăn tối, ăn trưa ở nhà hàng; và
* 3 lời mời đi dự hội thảo dưới sự bảo trợ của công ti.

Nhìn qua danh sách về các môi liên hệ giữa giới chưng sĩ ở Mĩ và ở Malaysia chúng ta thấy một mẫu số chung là các công ti dược thường cho quà cáp và hàng mẫu cho chưng sĩ. Tuy nhiên, về phương diện khoa học, mối liên hệ giữa kĩ nghệ dược và chưng sĩ ở Mĩ ở một tầm vóc cao hơn mối liên hệ ở các nước phát triển. Ở Mĩ, một số chưng sĩ cũng làm nghiên cứu khoa học, và do đó, các công ti dược cần đến cố vấn của họ và đối xử họ tốt hơn (hay ở một mối liên hệ đồng đẳng hơn) so với các đồng nghiệp ở các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, đại đa số các chưng sĩ không có điều kiện nghiên cứu khoa học, và họ ở một vị thế thấp hơn đồng nghiệp ở các nước tiên tiến, nên mối liên hệ có màu sắc “chiếu trên chiếu dưới”.

Nhưng không thể cáo buộc các công ti dược có những hành vi có thể xem là thiếu thuyết phục (nếu không muốn nói là thiếu chính trực), bởi vì nếu không có sự tiếp tay của giới chưng sĩ thì chiến lược tiếp thị của họ chưa chắc có hiệu quả. Trong thực tế có không ít chưng sĩ lợi dụng các công ti dược để “chấm mút”, thậm chí có chưng sĩ còn ra giá hoa hồng cho các công ti dược khi họ kê toa thuốc! Những hành vi tự hạ thấp nhân phẩm và vi phạm y đức của các chưng sĩ này đã vô hình chung tạo nên một tiền lệ cho các công ti dược khai thác và biến không ít chưng sĩ thành những người bán hàng cho họ.

Ảnh hưởng
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tập san PLoS Medicine, mỗi năm các công ti dược cho ra trên 50 tỉ USD cho các hoạt động tiếp thị, và trong số này 70% nhắm vào các chưng sĩ. Mỗi năm, các công ti dược chi ra khoảng 20 tỉ USD cho các “dịch vụ” liệt kê trong danh sách trên. Tại sao các công ti thích chi ra một số tiền lớn như thế? Câu trả lời đơn giản là vì chiến lược tiếp thị nhắm vào giới chưng sĩ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vấn đề đặt ra là ai sẽ trả cho những chi phí này? Tất nhiên, các công ti dược không phải là những tổ chức từ thiện; nhiệm vụ của họ là kinh doanh lấy lời và chiếm thị trường. Chính bệnh nhân là những người phải chi trả khoảng chi tiêu khổng lồ này. Chính bệnh nhân là những người phải chi trả những quà tặng và những chuyến du lịch hải ngoại cho chưng sĩ. Đó cũng là một giải thích tại sao giá thuốc càng ngày càng tăng cao.

Do đó, mối quan hệ giữa kĩ nghệ dược và y giới ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành đề tài tranh luận trong vài năm qua. Các công ti dược thường bị tố cáo là lợi dụng và khai thác tình trạng thiếu thông tin ở các nước đang phát triển để đưa vào thị trường những thuốc cũ, hay thuốc với chất lượng thấp. Đã có ước tính rằng gần 50% thuốc ở các nước đang phát triển hoặc được ra toa một cách không phù hợp, hoặc không cần thiết. Khoảng phân nửa bệnh nhân ở các nước này có thể được điều trị bằng những thuốc hoặc không phù hợp, hoặc không cần thiết.

Chẳng hạn như trên thế giới ngày nay, có ước tính cho rằng chỉ duy trì đủ một số thuốc phổ biến và căn bản và vắcxin có thể cứu sống 10 triệu người mỗi năm. Nhưng nhiều công ti dược không thích những thuốc căn bản đó, vì họ muốn bán những thuốc mới và đắt tiền hơn (đồng nghĩa với lợi nhuận nhiều hơn).

Các thuốc mới có thật sự là mới? Một phân tích trên 1000 thuốc mới được FDA phê chuẩn trong thời gian 1989 đến 2000, chỉ có 5% là thực sự đột phá, và hơn 3/4 không có lợi ích lâm sàng gì tốt hơn so với thuốc hiện hành. Nhưng các thuốc mới này thường đắt tiền hơn thuốc cũ! Do đó, nều các công ti dược quảng bá những loại thuốc mới mà đắt tiền có thể dẫn đến tình trạng sao lãng các biện pháp y tế công cộng vốn là một vấn nạn y tế ở các nước đang phát triển.

Tiến đến một mối quan hệ lành mạnh hơn
Trong thời gian gần đây, một số báo chí Việt Nam chất vấn mối quan hệ giữa chưng sĩ vác các công ti dược với nhiều lí lẽ mang tính tiêu cực. Tuy trong thực tế có những hành vi không mấy hay ho của các công ti dược có thể ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc bệnh nhân, nhưng nhìn chung mối quan hệ giữa kĩ nghệ dược và y giới có thể cải tiến bằng cách nâng cao mối quan hệ lên tầm đồng đẳng hơn và khoa học hơn.

Như trình bày trên, mối liên hệ giữa kĩ nghệ dược và y giới địa phương rất cần thiết cho sự phát triển của y học trong nước. Có thể nói không ngoa rằng các công ti dược có thể đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc tài trợ cho giới khoa học Việt Nam trong nghiên cứu y khoa. Các nghiên cứu do các công ti thuốc nước ngoài tài trợ thường có chất lượng cao hơn những công trình nội địa, bởi vì họ phải tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế. Do đó, mối tương tác khoa học giữa kĩ nghệ dược và y giới về lâu về dài sẽ đem nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, vì một số hoạt động của kĩ nghệ dược có khi mang hình thức quảng bá sản phẩm mang tính áp đặt và có khi thiếu minh bạch. Trong quá khứ, đã có tình trạng các công ti dược bán những thuốc hết (hay gần hết) thời hạn ở các nước đang phát triển. Lại có những công ti “mua” chưng sĩ để kiếm bệnh nhân làm thử nghiệm. Đó là những hành vi có thể nói là vi phạm y đức và đạo đức kinh doanh. Do đó, có lẽ để cho mối quan hệ giữa kĩ nghệ dược và y giới tốt hơn, chúng ta cần một số qui ước (không phải luật) mà đôi bên có thể đồng ý với nhau.

Kĩ nghệ dược phẩm đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trọng trong công tác y tế và phòng chống bệnh tật không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn ở qui mô toàn cầu. Để làm tốt vai trò này, kĩ nghệ dược cần phải tương tác với y khoa trong việc cung cấp thông tin chuyên môn và nghiên cứu khoa học, chứ không chỉ đơn thuần là một mối quan hệ thương mại thuần túy.

Xem thêm: Thuốc mới (Krystexxa) điều trị gout
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét