Bạn có biết Khái niệm, nội dung của môi trường kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm:
Kinh doanh quốc tế khác biệt so với kinh doanh nội địa do môi trường thay đổi khi một doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Thông thường, một doanh nghiệp hiểu rất rõ về môi trường trong nước nhưng lại kém hiểu biết về môi trường ở các nước khác và do vậy doanh nghiệp phải đầu tư thời kì và nguồn lực để hiểu về môi trường kinh doanh mới. Môi trường kinh doanh quốc tế là môi trường kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau. Môi trường này có nhiều đặc điểm khác biệt so với môi trường trong nước của doanh nghiệp, có ảnh hưởng quan trọng tới các quyết định của doanh nghiệp về dùng nguồn lực và năng lực. Vì các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát được môi trường bên ngoài nên sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào việc các doanh nghiệp thích ứng như thế nào với môi trường này. Năng lực của một doanh nghiệp trong việc thiết kế và điều chỉnh nội lực để khai thác được các cơ hội của môi trường bên ngoài và khả năng kiểm soát các thách thức đặt ra của môi trường sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

>> Kinh doanh quốc tế là gì ? Khái niệm kinh doanh quốc tế

Khái niệm, nội dung của môi trường kinh doanh quốc tế


2. Nội dung của môi trường kinh doanh quốc tế

Môi trường kinh doanh quốc tế thường bao gồm môi trường chính trị, pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa.

Môi trường chính trị là đề cập tới chính phủ, mối quan hệ giữa chính phủ với doanh nghiệp, và mức độ rủi ro chính trị ở một nước. Kinh doanh quốc tế có nghĩa là phải làm việc với các mô hình chính phủ khác nhau, các mối quan hệ và mức độ rủi ro khác nhau.

Trên thế giới, tồn tại nhiều hệ thống chính trị khác nhau, ví dụ các nước dân chủ đa đảng, các nước một đảng, nước quân chủ lập hiến, nước quân chủ chuyên chế hoặc nước độc tài chuyên chế. Ngoài ra, chính phủ còn thường thay đổi bởi các lý do khác nhau như theo các cuộc tổng tuyển cử thông thường, hay bầu cử thất thường, chết, đảo chính, chiến tranh. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ ở các nước khác nhau cũng khác nhau. Có thể ở một nước, doanh nghiệp được đánh giá cao, là nguồn tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng cũng có thể ở một quốc gia khác, doanh nghiệp bị đánh giá tiêu cực như những tổ chức bóc lột sức lao động của người công nhân. Hoặc ở một quốc gia khác, vai trò của doanh nghiệp có thể đánh giá mang lại cả lợi ích và hạn chế. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ có thể khác nhau, thay đổi từ mối quan hệ tích cực tới tiêu cực phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp hoạt động, vào mối quan hệ với người dân ở nước sở tại và người dân ở nước đầu tư. Để hoạt động kinh doanh quốc tế hiệu quả, một doanh nghiệp quốc tế phụ thuộc vào quan điểm, nhất trí của chính phủ nước ngoài và cần phải hiểu biết về mọi khía cạnh liên quan tới môi trường chính trị.

Một mối quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế là mức độ rủi ro chính trị tại một quốc gia cụ thể. Rủi ro chính trị là khả năng các hoạt động của chính phủ mang lại những kết quả không mong muốn cho doanh nghiệp ví dụ như quốc hữu hóa tài sản đầu tư, hay các quy định hay chính sách quy định hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, rủi ro gắn liền với tính bất ổn và một nước được coi là bất ổn, hay có mức độ rủi ro chính trị cao nếu như chính phủ dễ bị thay đổi, có bất ổn xã hội, có bạo loạn, cách mạng nổi dậy hay chiến tranh, khủng bố, vân vân… Các doanh nghiệp thường ưu tiên các quốc gia ổn định và có ít rủi ro chính trị, thu nhập của doanh nghiệp cần được tính toán trên cơ sở của các rủi ro. Đôi khi các doanh nghiệp thường kinh doanh tại các quốc gia khi các rủi ro tương đối cao. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp sẽ quản trị và kiểm soát rủi ro thông qua bảo hiểm, quyền sở hữu và quản trị doanh nghiệp, kiểm soát cung ứng và thị trường, chương trình tương trợ tài chính…

Môi trường kinh tế giữa các nước khác nhau cũng khác nhau. Các nước về mặt kinh tế thường được chia ra làm ba loại chính – nước phát triển hoặc nước công nghiệp phát triển, nước đang phát triển và nhóm các nước chậm phát triển. Tại mỗi một nhóm nước, các chỉ số về kinh tế khác nhau nhiều nhưng chủ yếu có thể cho rằng các nước phát triển là nước giầu, nước đang phát triển là nước đang chuyển đổi từ nghèo sang giầu hơn và các nước nghèo. Sự phân biệt về môi trường kinh tế giữa các quốc gia này chủ yếu dựa trên chỉ số thu nhập quốc dân trên đầu người (GDP/người). Mức độ phát triển kinh tế của mỗi nước cũng quyết định về nền giáo dục, cơ sở hạ tầng, công nghệ, chăm sóc y tế và các lĩnh vực khác. Nước có mức độ phát triển kinh tế cao sẽ có chất lượng cuộc sống cao hơn các nước có mức độ phát triển kinh tế thấp.

Ngoài việc phân nhóm nước dựa trên mức độ phát triển kinh tế, các nước còn được phân loại dựa trên thể chế thị trường – có thể là nước có nền thị trường tự do, hoặc nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế hỗn hợp. Nền kinh tế thị trường tự do là những nền kinh tế mà chính phủ ít tác động vào các hoạt động kinh doanh, các quy luật thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị được vận hành để ra các quyết định về khâu sản xuất và giá cả. Nền kinh tế kế hoạch tập trung là nền kinh tế tại đó chính phủ quyết định việc sản xuất và giá cả dựa trên những dự báo về cầu và khả năng cung theo mong muốn. Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế tại đó một số hoạt động được điều tiết bởi cung cầu thị trường và một số hoạt động khác, có thể là vì lợi ích quốc gia hoặc cá nhân mà chính phủ đứng ra trực tiếp điều tiết. Cuối thế kỷ XX đã chứng kiến sự dịch chuyển đáng kể của các quốc gia sang việc theo đuổi nền kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp. Rõ ràng trình độ kinh tế cùng với giáo dục, cơ sở hạ tầng… cũng như mức độ kiểm soát nền kinh tế của chính phủ sẽ ảnh hưởng mọi khía cạnh, mọi mặt của hoạt động kinh doanh và một doanh nghiệp cần am hiểu về môi trường này nếu như doanh nghiệp muốn kinh doanh quốc tế thành công.

Môi trường văn hóa là một trong những cấu phần quan trọng của môi trường kinh doanh quốc tế và là nội dung có tính thách thức nhất đối với kinh doanh quốc tế. Điều này bởi vì môi trường văn hóa thường khó nhận biết, môi trường văn hóa được hiểu là các giá trị và niềm tin được chia sẻ và được cho là đúng bởi một nhóm, một cộng đồng. Văn hóa quốc gia được hiểu là những niềm tin và giá trị được chia sẻ bởi cả một quốc gia. Niềm tin và giá trị thường được hình thành bởi các yếu tố như lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo, vị trí địa lý, chính phủ và đào tạo; vì vậy các doanh nghiệp cần phải phân tích văn hóa để hiểu về các yếu tố này.

Các doanh nghiệp cần hiểu về niềm tin và những giá trị của quốc gia mà doanh nghiệp đang thực hành kinh doanh và một số các giá trị văn hóa do các học giả nghiên cứu đề xuất. Một trong số đó phải kể đến là hệ thống giá trị do Hofstede đề xuất vào năm 1980. Mô hình có bốn tham số đo lường về các giá trị văn hóa, đó là tính cá nhân, mức độ né tránh rủi ro, khoảng cách quyền lực và định hướng về giới. Tính cá nhân là mức độ một nước coi trọng và khuyến khích việc một cá nhân hành động và ra quyết định. Mức độ né tránh rủi ro là mức độ một nước chấp nhận và nhìn nhận rủi ro. Khoảng cách quyền lực là mức độ một nước chấp nhận và sự khác biệt về quyên lực. Định hướng về giới là mức độ một nước chấp nhận các giá trị truyền thống về nam giới và nữ giới. Mô hình các giá trị văn hóa này được dùng thường xuyên bởi các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư kinh doanh quốc tế. Ví dụ, một quốc gia có tính cá nhân cao thì doanh nghiệp đó cho rằng các hệ thống hướng đến mục tiêu cá nhân, nhiệm vụ cá nhân và chế độ thưởng sẽ phát huy được hiệu quả, trong khi đó chưa chắc hệ thống này sẽ có tác dụng tương tự ở một nước có tính cá nhân thấp.

Xem thêm: Người ta nói Toàn cầu hóa là gi ? Hiểu thế nào cho đúng...

Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét