( Hóc xương cá - chữa thế nào ? ) - Hóc xương cá có thể xảy đến với bất kì ai, và dường như ai cũng bị một vài lần trong đời. Có những người tự "xử lý" được, có người áp dụng các mẹo, kinh nghiệm dân gian, cũng có người phải đi gắp, và một số ít người thực sực gặp vấn đề nghiêm trọng với hóc xương cá. Có nhiều trường hợp bị hóc xương vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch... Những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Khi bị hóc xương cá, nếu chỉ là xương nhỏ thì hầu như chỉ gây khó chịu và việc xử lý cũng đơn giản. Tuy nhiên, nếu là xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản rất lớn. Vì thế, cần phải có cách xử lý kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc.
Theo ý kiến chuyên gia, những xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản rất lớn nên cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những trường hợp nguy hiểm. Nếu chắc chắn đó là xương nhỏ và vị trí bị hóc nằm ở cổ họng thì có thể tự xử lý ở nhà theo những cách bên dưới đây:
- Chữa hóc xương cá bằng vỏ cam hoặc miếng chanh nhỏ: Khi bị hóc xương cá, có thể ngậm trong miệng một miếng vỏ cam hoặc miếng chanh đã lấy hạt. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
- Chữa hóc xương cá bằng vitamin C: Ngậm một viên vitamin C cũng có thể khiến miếng xương cá bị mềm và tan ra.
- Chữa hóc xương cá bằng tỏi và đường: Khi bị hóc xương có thể lấy một nhánh tỏi đã bóc vỏ nhét vào lỗ mũi bên trái (nếu vị trí chỗ bị hóc ở bên phải) hoặc ngược lại. Sau đó ngậm một chút đường cho tan dần trong miệng. Miếng xương cá cũng sẽ tự trôi đi.
- Nhiều người khi bị hóc xương cá thì ăn một miếng cơm to hoặc nuốt thức ăn để xương theo đồ ăn trôi xuống. Cách này thành công thì do may mắn nhưng rủi ro rất cao vì xương có thể cắm sâu hơn vào họng hoặc rơi xuống thấp hơn khiến rất khó xử lý.
Lưu ý: Khi bị hóc xương cá, cần cố gắng ngừng động tác nuốt vì có cố nuốt cũng không trôi được dị vật mà xương còn có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương. Cố gắng càng nôn ọe sớm càng tốt nhưng tránh móc họng vì làm như vậy sẽ gây nôn nhiều, dịch axit từ thực quản có thể làm cháy thanh quản, phù nề hoặc khiến người bệnh khó thở.
Nếu biết rằng bị hóc những xương to và sắc nhọn thì phải hiểu rằng sẽ có nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản rất lớn. Trường hợp này nên cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những rủi ro đáng tiếc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét