( Giảm cân thế nào an toàn cho sức khỏe ? ) - Chế độ ăn ít chất bột đường (chế độ ăn low-carb) sẽ giảm cân tốt hơn. Tuy nhiên, mỡ bụng sẽ tan nhiều hơn với chế độ ăn ít chất béo (chế độ ăn low-fat). Điều này rất quan trọng vì đa người ăn kiêng có thể đơn giản chỉ chú trọng đến việc giảm cân, song lượng mỡ mà họ mang trong người mới là chìa khóa của sức khỏe.
Và trong khi các cửa hàng tràn ngập những sản phẩm ít béo, thì nhiều người lại muốn theo đuổi chế độ ăn ít tinh bột với niềm tin rằng chúng đặc biệt tốt cho việc chống lại mỡ bụng.
Các chuyên gia hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp xua tan sự ngộ nhận rằng các loại tinh bột như khoai tây và bánh mì rất dễ gây béo.
Trong nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này, các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận (Mỹ) đã so sánh chế độ ăn low-carb với chế độ ăn low-fat.
Họ đã cách ly 19 người béo phì cả nam vào nữ trong bệnh viện trong hai đợt, mỗi đợt 2 tuần và theo dõi chặt chẽ việc ăn uống và tập luyện của các đối tượng.
Trong 2 tuần đầu tiên, các đối tượng giảm ăn carbohydrate. Trong 2 tuần đợt 2 họ giảm ăn chất béo.
Kết quả cho thấy mặt dù ăn lượng calo như nhau – nhưng các đối tượng nghiên cứu giảm cân nhiều hơn chút ít với chế độ ăn low-carb.
Điều này có lẽ là vì với chế độ ăn này họ mất nhiều nước hơn.
Tuy nhiên, chất béo mới là thứ gây hại cho sức khỏe, và chế độ ăn low-fat làm giảm nhiều mỡ hơn.
Trên thực tế, mỡ trong cơ thể giảm gần gấp đôi với chế độ ăn low-fat, tạp chí Cell Metabolism thông báo.
Kevin Hall, tác giả nghiên cứu, nói: “Có một hệ quan điểm cho rằng đối với việc giảm mỡ thì mọi calo đều như nhau, và một hệ quan điểm khác lại nhấn mạnh là calo từ carbohydrate đặc biệt gây béo, vì thế giảm carbohydrate sẽ dẫn đến giảm mỡ.
“Kết quả của chúng tôi cho thấy không phải mọi calo đều như nhau đối với việc giảm mỡ cơ thể, nhưng về lâu dài thì chúng khá giống nhau. Béo phì là bệnh do thừa mỡ và giảm mỡ là rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy chúng ta có thể phấn khởi hơn khi thấy cân nặng giảm nhiều hơn khi theo chế độ ăn low-carb, nhưng phần lớn số cân giảm này là nước, chứ không phải mỡ.”
Tuy nhiên, TS Hall lưu ý không nên tùy tiện đưa ra kết luận về việc cần ăn kiêng như thế nào.
Những điều kiện nghiêm ngặt trong nghiên cứu này rất khó có được trên thực tế, nơi người ăn kiêng thường xuyên phải đối mặt với sự cám dỗ.
Thêm vào đó, nghiên cứu khá nhỏ và người ta cho rằng theo thời gian cơ thể sẽ thích nghi và “đối xử” với cả hai dạng ăn kiêng như nhau.
Kết quả là các nhà nghiên cứu chỉ khuyên những người gầy đi tìm chế độ ăn phù hợp với mình.
Ông giải thích: “Chúng tôi không nghiên cứu xem liệu chế độ ăn này có dễ tuân thủ hơn chế độ ăn khác hay không, nhưng đây có lẽ là yếu tố quan trọng trong thực tế với những người béo phì muốn giảm mỡ cơ thể.”
Nhiều chuyên gia khác cho rằng tuy nghiên cứu còn nhỏ, song nó được thực hiện rất tỉ mỉ.
Susan Jebb, giáo sư trường Đại học Oxford, phát biểu: “Chế độ ăn tốt nhất để giảm cân là chế độ ăn mà bạn có thể tuân thủ. Thách thức thật sự đối với khoa học không phải là thành phần dinh dưỡng của chế độ ăn, mà là các chiến lược hành vi để thúc đẩy sự tuân thủ.
“Tất cả các chế độ ăn đều có tác dụng miễn là bạn gắn bó với một kế hoạch ăn uống giảm calo, cho dù là calo từ mỡ hay từ carbohydrat, nhưng tuân thủ một chế độ ăn là việc mà nói thì dễ hơn làm, nhất là khi phải thực hiện trong thời gian dài để giảm cân”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét