Sông Danube xanh

Hẳn là những ai yêu âm nhạc cũng đã từng nghe bản “Sông Danube xanh” của Johann Strauss.

Tôi mê nhạc cổ điển từ ngày còn bé, khác hẳn hầu hết bạn bè tôi lúc đó (Họ chỉ thích nhạc có lời, còn tôi thì thích cả nhạc có lời lẫn không lời, thậm chí còn thích nghe hòa tấu nhiều hơn). Có rất nhiều bản nhạc hay gợi lên trong tôi những cảm xúc rung động mãnh liệt, trong đó có Sông Danune xanh. Nghe bản nhạc này từ bé, đến giờ vẫn nghe, và tôi biết, dù tháng năm trôi qua, tôi vẫn mãi không thôi mê đắm bản nhạc valse bất hủ này.


Năm 1867, Johann Strauss Jr sáng tác “Donauwalzer” (bản nhạc valse sông Danube), tên đầy đủ của bản nhạc này là “An der schönen blauen Donau” (Bên dòng sông Danube xanh xinh đẹp). Bản nhạc nguyên thủy này không được đón nhận nồng nhiệt cho lắm, có lẽ vì lời nhạc của nó do Josef Weyl đặt không được hay.

Vài tháng sau đó, khi Strauss tham dự Hội chợ Quốc tế Paris và cần gấp vài bản nhạc mới để trình diễn, ông đã chuyển bài này thành một phiên bản cho giàn nhạc hoà tấu. Tác phẩm thành công rực rỡ ngay từ buổi trình diễn đầu tiên với cái tên “Le beau Danube bleu”. Từ đó trở đi, Sông Danube xanh soạn cho giàn nhạc hoà tấu này được trình diễn khắp nơi và trở thành một trong những tác phẩm âm nhạc được yêu thích nhất mọi thời đại.

Tôi thường nghe bản nhạc Sông Danube xanh của giàn nhạc giao hưởng, tiếc rằng không thể đưa lên đây được. Tôi cũng có chơi bản nhạc này nhưng tất nhiên không được hay.

Nghe sông Danube xanh không lời, rồi nghe thêm bài hát “Dòng sông xanh” có lời Việt của Phạm Duy, càng cảm được cái đẹp mênh mông xa vắng đến nao lòng:

Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc mơ huyền
Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu
Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai.
Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui
Thả ý thắm theo người chở gió về xuôi.
Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi
Đời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ
Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa
Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta.
Sông về sông dào dạt ý
Hát tang bồng theo tàu mà đi
Ai giang hồ sau nghìn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ.
Sông về sông dào dạt ý
Hát tang bồng theo tàu mà đi
Ai giang hồ sau nghìn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ.
Ôi, tóc em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời.
Ôi, mắt em xanh như đêm dài, để người quên kiếp mai.
Sông về, sông cười ròn tiếng
Yêu mối tình bên bờ thành Vienne
Đôi giang hồ quay về bờ bến
Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Đàng.
Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về.
Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè.
Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về
Nước sông miên man trôi đi.
Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề.
Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì.
Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề
Nước sông miên man trôi đi.
...

Người hỡi! Ánh trăng rụng không tới nước.
Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm.
Người hỡi! Giúp nhau mở đôi mắt biếc
Ngắm cầu nhớ sông im cúi gầm.
Người hỡi! Ánh trăng rụng không tới nước.
Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm.
Người hỡi! Giúp nhau mở đôi mắt biếc
Ngắm sông xanh xao
Đi về đâu? Đi về đâu?
Nước lặng khô cứng đờ.
Màn tang buông tuyết phủ.
Người ơi! Đi về đâu?
Kiếp tù đầy nước giá
Xót thương cho cây khô nghèo.
Đi về đâu? Đi về đâu?
Nước lặng khô cứng đờ.
Màn tang buông tuyết phủ.
Người ơi! Đi về đâu?
Kiếp tù đầy nước giá
Xót thương cho cây khô nghèo.
Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh.
Gió Đông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới.
Ai mơ hồ ngủ kỹ, mau ra đời.
Bông hoa đầu rụng rơi trên dòng xanh
Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh.
Gió Đông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới.
Ai mơ hồ ngủ kỹ, mau ra đời.
Bông hoa đầu rụng rơi trên dòng xanh lơ
Đi! Ta đi, đi theo sóng, sóng nước biếc.
Theo nhịp sóng vui tưng bừng.
Đi! Ta đi, đi theo sóng, sóng nước biếc.
Theo mây trôi đi muôn nơi khắp chân trời.


Rồi một lúc thấy lòng buồn nhớ, lắng mình trong những tiếng nhạc êm đềm như ký ức tự ngàn xưa vọng về, chợt thấy thèm một khoảnh khắc được đứng trước dòng Danube để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bao la và hoang sơ của nó.

6.2007
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét