Thỉnh thoảng mình vẫn uống rượu vang ở nhà - thích vang vì cái cảm giác nồng nàn và ấm áp. Uống ở nhà thì chẳng cần theo một thể thức gì cả, chỉ cần biết chất men ngọt ngào quyện nơi đầu lưỡi và tiếng nhạc hòa tấu làm bay bổng cả không gian.
Đi dự tiệc thì không thế. Vì đặc thù công việc mà cách đây mấy năm mình được công ty cử đi học một khóa về nghệ thuật uống rượu và phong cách dự tiệc Âu do chuyên gia nước ngoài đích thân giảng dạy và hướng dẫn thực hành. Những bữa tiệc mang tính trang trọng, nghiêm túc cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp thương mại. Uống rượu đúng cách không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn làm tăng hương vị, thể hiện sự sành điệu, do đó có thể nói đây cũng là một nghệ thuật.
Trong bài viết này mình xin đề cập đến rượu vang - loại rượu thông dụng trên bàn tiệc doanh nhân.
Đi dự tiệc thì không thế. Vì đặc thù công việc mà cách đây mấy năm mình được công ty cử đi học một khóa về nghệ thuật uống rượu và phong cách dự tiệc Âu do chuyên gia nước ngoài đích thân giảng dạy và hướng dẫn thực hành. Những bữa tiệc mang tính trang trọng, nghiêm túc cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp thương mại. Uống rượu đúng cách không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn làm tăng hương vị, thể hiện sự sành điệu, do đó có thể nói đây cũng là một nghệ thuật.
Trong bài viết này mình xin đề cập đến rượu vang - loại rượu thông dụng trên bàn tiệc doanh nhân.
Để khui rượu, nên cắt phần bao nhựa ngoài miệng chai để rót rượu đỡ vướng, sau đó dùng dụng cụ hình xoắn ốc để mở nút chai. Đặt mũi nhọn vào chính giữa nút chai và xoay theo chiều kim đồng hồ, không xoay xuyên qua nút để những hạt vụn không rơi vào rượu. Dùng đầu trên của đồ khui tựa vào miệng chai và bẩy nút lên. Lau sạch miệng chai rồi rót một ít rượu vào ly để nếm. Nếu bữa tiệc được tổ chức ở nhà hàng, thông thường người phục vụ sẽ khui rượu cho bạn.
Để nếm rượu vang, không nên rót quá nhiều mà chỉ cần 1/3 ly là vừa. Ly rượu vang thường có chân ly cao (khoảng cách từ đế đến thân ly) để người uống nắm vào đó. Không nên nắm vào đế vì ly sẽ không được giữ vững, cũng không nên nắm vào thân ly vì tay bạn sẽ truyền nhiệt độ vào rượu, khiến hương vị của rượu bị thay đổi.
Các ly rượu vang thường có bầu lớn. Nếu uống vang đỏ, ly sẽ tròn hơn và có bầu rộng hơn để hơi rượu có thể bốc lên. Nếu uống vang trắng, ly rượu có bầu hẹp hơn do rượu này không có vị nồng nàn bằng và không cần bốc hơi nhiều.
Sau khi rót rượu, nên quan sát màu rượu dưới ánh sáng trắng. Mỗi loại rượu thường có một màu khác nhau. Tiếp theo, bạn hãy lắc mạnh ly và hít sâu để ngửi hương thơm của rượu tỏa lên. Hương rượu nói lên chất lượng và đặc trưng của từng loại rượu. Tùy rượu mà bạn có thể ngửi thấy mùi thơm của gỗ sồi, dâu rừng, vani, hương hoa hay cam quýt...
Kỹ thuật nếm: Sau khi hớp một ngụm, bạn hãy hé môi để một ít không khí hòa cùng rượu. Bạn sẽ thấy vang đỏ thường có vị dâu rừng, vị mộc, vị ớt chuông xanh, nói chung là khá nồng; còn vang trắng thường có vị táo, vị hoa hay vị cam, nói chung là vị thanh đi kèm. Húp một ngụm nhỏ nữa và súc nhẹ quanh vòm miệng để kích thích các tế bào vị giác rồi để yên vài giây, bạn có thể cảm nhận vị của rượu: nhạt hay đậm, chua hay chát...
Nhiệt độ của rượu cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hương vị. Nhiều người có thói quen bỏ đá vào rượu vang, đây là một cách uống sai và làm mất đi cái thú thưởng thức sự tinh tế của rượu. Rượu vang không nên để quá nóng hay quá lạnh vì mùi thơm sẽ bị nhạt đi, chỉ cần ướp trong tủ lạnh khoảng nửa tiếng trước khi uống là đủ. Nhiệt độ thích hợp đối với vang sủi tăm, vang trắng và vang tráng miệng là 7-13oC, đối với vang đỏ là 15-18oC.
Sự tương hợp giữa loại rượu và thức ăn:
Thức ăn / Loại vang
Chua: Chua, vị trái cây và thơm nồng
Nhiều dầu mỡ: Chua, đậm đà
Cá mú: Vị trái cây, tỏa hương, ngọt, đậm
Mặn: Ngọt đậm, ít chát, vị trái cây, hơi chua
Cay: Hơi ngọt, vị trái cây, rượu để chưa lâu, ít chua
Ngọt: Ngọt, loại rượu làm bằng nho hái cuối mùa
Nhiều dấm: Vị trái cây, nhạt, chát
Bạn cứ thử xem bữa tiệc rượu có thú vị hơn không nhé. Chúc bạn ngon miệng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét