PHẢN ỨNG SỐT QUA CÁC GIAI ĐOẠN & THÁI ĐỘ XỬ TRÍ SỐT




phản ứng sốt các giai đoạn thái độ xử trí của thầy thuốc với bệnh nhân sốt cao kéo dài?

1/ Định nghĩa:
Sốt là 1 trạng thái cuả cơ thể chủ động tăng thân nhiệt do trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi bị kích thích bởi các chất gây sốt, làm tăng sản nhiệt kết hợp giảm thải.
 Bao gồm:
- chất gây sốt ngoại sinh: các độc tố vi khuẩn, các sảm phẩm chuyển hóa của chúng. các tác nhân nay gây sốt thông qua các chất gây sốt nội sinh.
 - chất gây sốt nội sinh: các IL chủ yếu do đại thực bào tiết ra như: IL_1,6,8 , TNF_anpha.


2/ các giai đoạn của sốt:
Sốt thường diễn biến qua 3 giai đoạn dài ngắn tùy thuộc tính chất và mức độ bệnh:
+ Giai đoạn sốt tăng :
Có thể bắt đầu đột ngột , sốt cao sau vài giờ ( viêm phổi , cúm ) hay tăng dần sau vài ngày ( thương hàn , sởi ) . Trong giai đoạn này thân nhiệt thường tăng cao hơn so với thải nhiệt ( sản nhiệt > thải nhiệt ) do các chất gây sốt ngoại sinh và nội sinh kích thích trung khu điều nhiệt gây tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt . Sản nhiệt tăng nhờ tăng các quá trình oxy hoá và chuyển hoá năng lượng chủ yếu ở gan và cơ , tăng trương lực cơ và xuất hiện rùng mình . Rùng mình phát sinh theo cơ chế phản xạ , các xung động thần kinh từ da ( do mao mạch bị co ) tới vùng dưới đồi qua phần bên thể lưới theo dây thần kinh vận động tới cơ gây co cơ kèm theo cảm giác lạnh run nổi gai ốc là do các cơ trơn của chân lông co lại làm lớp không khí cách nhiệt dày lên do đó ức chế quá trình thải nhiệt còn giảm thải nhiệt là do co mạch ngoại vi nên da nhợt nhạt ức chế quá trình bài tiết mồ hôi
 + Giai đoạn sốt đứng :
Thân nhiệt duy trì ở mức cao do sản nhiệt tăng đồng thời thải nhiệt cũng tăng nên đã có một cân bằng ở mức độ nhất định nhưng vẫn chưa thải được lượng nhiệt tích luỹ trong thời gian đầu nên thân nhiệt vẫn duy trì được ở mức cao . Sự xuất hiện thải nhiệt biểu hiện bằng dãn mạch ngoại vi do kích thích các sợi thần kinh phó giao cảm nên da từ trạng thái nhợt nhạt chuyển thành xung huyết nhiệt độ da tăng cơ thể hết rét run
 + Giai đoạn sốt lui :
Thân nhiệt giảm xuống tới mức bình thường, sản nhiệt lúc này < thải nhiệt . Thải nhiệt tăng mạnh bằng cách ra mồ hôi , đái nhiều .Thải nhiệt có thể giảm hẳn hay giảm từ từ nhưng cũng có trường hợp giảm nhanh đột ngột sau vài giờ tình trạng này có thể dẫn tới thiểu năng mạch cấp truỵ tim mạch do giảm trương lực các mao mạch nghiêm trọng.

 Khi bệnh nhân sốt cao kéo dài ( >420C ) thì thường phát sinh các rối loạn nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương và phát sinh nhiễm nóng. Trong quá trình bệnh lý nhiễm độc hay nhiễm khuẩn thì có thể phát sinh những biến chứng nặng kèm theo tăng thân nhiệt quá mức làm cho bệnh nhân mất ý thức lâm vào tình trạng co giật thâm chí có thể tử vong. Do đó người thầy thuốc phải có thái độ sử chí đúng đắn phải dùng thuốc hạ sốt kết hợp với điều trị đặc hiệu với nguyên nhân gây bệnh đồng thời phải chú ý tới điều trị toàn thân dinh dưỡng hợp lý giải quyết kịp thời các rối loạn chuyển hoá và chức phận để người bệnh chóng hồi phục  
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét