Suy nghĩ về “cái gốc trong sách giáo khoa”

Hôm qua, tôi có post một entry về chuyện buồn giáo dục, trong đó có câu hỏi về ICU và EM dành cho học sinh … lớp 9. Ngạc nhiên? Hôm nay đọc bài phân tích sau đây mới thấy không ngạc nhiên chút nào cả. Thuở đời nay mà học sinh lớp 5 được trang bị những kiến thức như:


[trích]: “Nam, nữ khác nhau về mặt sinh học là: Nam thì có râu, cơ quan sinh dục Nam tạo ra tinh trùng; nữ thì có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng”, hoặc “Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng mẹ và tinh trùng của bố. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng còn gọi là thụ tinh”. Càng “kinh hoàng” hơn khi có cả một câu hỏi “Các hình dưới đây, theo bạn hình nào là cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng?”. Học sinh lớp 2 thì làm gì hiểu được cụm từ “phẩm chất của nhân dân”, học sinh lớp 5 còn quá nhỏ để “tìm hiểu” sinh dục nam, nữ, tinh trùng, kinh nguyệt, trứng, thụ thai, thai nhi mấy tuần, mấy tháng? Đúng là ngớ ngẩn. Không hiểu thầy, cô giáo khi giảng bộ môn này, và học sinh lớp 5 khi phải “học’ những gì đưa ra trong SGK với các hình vẽ thai nhi rồi hỏi đố nhau thì sẽ phải ứng xử làm sao, giải quyết cách nào? Chưa hết, khi học sinh lớp 5 về nhà, đem những điều học được trong SGK về cách phân biệt nam, nữ, tinh trùng, kinh nguyệt, thụ tinh, thai nhi... như nêu trên ra hỏi lại cha mẹ, lúc ấy cha, mẹ các em sẽ phải... khóc dở, mếu dở thế nào? [hết trích].

Nên nhớ đây là sách giáo khoa cho học trò lớp 5, tức khoảng 11 tuổi. Người viết bài trên nói kiến thức chệch choạc là quá đúng. Thật lá hết ý!

Nếu xem sách giáo khoa là chuẩn mực kiến thức phổ thông, là cẩm nang cho học sinh thì những kiến thức trên đây nói lên rằng người (hay những người) soạn ra nó có vấn đề về kiến thức và trình độ khoa học. Nếu những người cầm chịch chuẩn mực này có vấn đề về trình độ và kiến thức cơ bản thì học trò sẽ ra sao? Không dám nghĩ đến hệ quả đáng sợ này.

Người Tây phương thường nói làm giáo dục sai lạc sẽ hại cả thế hệ. Nhưng ở nước ta thì cái sai lầm đã trải qua ít nhất là 2 thế hệ. Thật đáng sợ!

NVT

http://www.congan.com.vn/van_de_hom_nay/2008/11/20081119.77318.ca

Suy nghĩ về “cái gốc trong sách giáo khoa”
Năm học mới của 21 triệu học sinh cả nước ta đã khai giảng được 3 tháng. Tất là đã có 90 ngày thầy dạy và học trò học những điều cơ bản nhất của bộ Sách Giáo Khoa của năm học mới 2008-2009. Như chúng ta đã biết, bộ SGK từ lớp 1-12 sau nhiều năm cải cách và hầu như năm nào cũng phải cải cách, có khi năm sau phải cải cách những chi tiết đã cải cách từ năm trước... đã được Bộ GD-ĐT thông qua và cho phép Nhà Xuất bản GD in thành bộ SGK mới, phát hành trên cả nước cho cấp học phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Bộ sách đã lưu hành được 6 năm, trải qua 6 mùa “ve kêu phượng nở”, được các nhà chuyên môn và dư luận góp ý không biết bao lăm lần, tốn không biết bao lăm giấy mực của báo chí, thì năm học 2008-2009 này bộ SGK với chương trình mới chính thức được Bộ GD-ĐT thừa nhận có chất lượng... quá kém bằng việc ra chủ trương in đính chính vì không thể bỏ toàn bộ SGK . Có ít nhất 5 nhóm lỗi trong nội dung đính chính SGK lần này. Đó là: lỗi kỹ thuật, lỗi diễn đạt, lỗi khoa học, lỗi cập nhật và viết hoa.

Ai cũng biết SGK là “cẩm nang” cho các thầy, cô giáo trong việc giảng dạy học sinh. Và nhiều thế hệ học sinh sẽ học tập, thi cử, tốt nghiệp ra trường lên bậc cao hơn với tất cả những gì trong SGK truyền đạt. Đó là bộ sách “khai tâm mở trí” cho một con người, đồng hành với kiến thức học được trong SGK, hết thế hệ này tới thế hệ khác lớn lên mang theo “hành trang” kiến thức ấy vào đời, làm việc, đóng góp cho xã hội. Do đó bất cứ nền Giáo dục nào cũng xem trọng việc biên soạn SGK, vì đó là bộ sách “trồng người”.

Thế nhưng, bộ SGK từ lớp 1-12 của ta thì sao? Theo TS. Tô Bá Trọng ( Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam ) thì trong chương trình giảng dạy một số môn còn những nội dung không thật sự cơ bản, làm cho khối lượng kiến thức gia tăng quá mức cần thiết. Hiện tượng trùng lặp nội dung xuất hiện ở chương trình một số môn học như đạo đức và tiếng Việt, sinh học và công nghệ. Trong khi đó nhiều môn quan hệ mật thiết với nhau nhưng chưa thật sự hỗ trợ cho nhau. Rải rác trong một số SGK còn xuất hiện những sai sót về kiến thức cơ bản, về khái niệm hoặc thuật ngữ khoa học. Trong một số trường hợp, chuẩn kiến thức và kỹ năng không được thể hiện đầy đủ trong SGK. Theo đánh giá của các chuyên gia lịch sử, những nội dung không cần thiết, không phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh đã làm chương trình môn này quá nặng.

Đi vào cụ thể từng môn “có vấn đề” GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn ( ĐH Quốc gia Hà Nội) đã chỉ ra những sai sót làm chúng ta phải giật mình. Ví dụ, sách toán lớp 2, học sinh mới học số trong phạm vi 1.000, nhưng ở bài đọc tiếng Việt lại thấy có tới số 4.000, 6.000... sách tiếng Việt lớp 5 tập 2 năm 2006 khi đề cập đến núi Ba Vì thì ghi “bên trái là đỉnh Ba Vì”, nhưng sách này tái bản năm 2007 thì ghi “ bên phải là đỉnh Ba Vì”. Vậy học sinh phải theo bên nào? Ở môn lịch sử lớp 11 giữa các ban cũng không thống nhất.

Ví dụ, khi đề cập đến việc “thành lập Trung Quốc đồng minh hội”, sách ban cơ bản ghi “vào tháng 8-1905”, nhưng ban nâng cao thì ghi “tháng 9-1905”, việc “Tôn Trung sơn buộc phải từ chức”, sách ban cơ bản ghi “ tháng 2-1912”, ban nâng cao lại ghi “tháng 3-1913”.

Môn tóan lớp 12, phần khảo sát bốn hàm số năm nào cũng có trong đề thi tốt nghiệp và ĐH, song ban cơ bản chỉ dạy ba, còn ban nâng cao mới dạy đủ bốn hàm số.

Một vấn đề đáng quan tâm là không chỉ bộ SGK sai nặng về lỗi, mà nội dung kiến thức SGK ở một số lớp bố trí không hợp lý, chưa phù hợp với độ tuổi học sinh. Ví dụ, sách tiếng Việt lớp 2, tuần thứ ba có bài tập “Tìm những từ nói lên phẩm chất của nhân dân”, hay sách khoa học lớp 5 phân tích “Nam, nữ khác nhau về mặt sinh học là: Nam thì có râu, cơ quan sinh dục Nam tạo ra tinh trùng; nữ thì có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng”, hoặc “Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng mẹ và tinh trùng của bố. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng còn gọi là thụ tinh”. Càng “kinh hoàng” hơn khi có cả một câu hỏi “Các hình dưới đây, theo bạn hình nào là cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng?”.

Học sinh lớp 2 thì làm gì hiểu được cụm từ “phẩm chất của nhân dân”, học sinh lớp 5 còn quá nhỏ để “tìm hiểu” sinh dục nam, nữ, tinh trùng, kinh nguyệt, trứng, thụ thai, thai nhi mấy tuần, mấy tháng? Đúng là ngớ ngẩn. Không hiểu thầy, cô giáo khi giảng bộ môn này, và học sinh lớp 5 khi phải “học’ những gì đưa ra trong SGK với các hình vẽ thai nhi rồi hỏi đố nhau thì sẽ phải ứng xử làm sao, giải quyết cách nào? Chưa hết, khi học sinh lớp 5 về nhà, đem những điều học được trong SGK về cách phân biệt nam, nữ, tinh trùng, kinh nguyệt, thụ tinh, thai nhi... như nêu trên ra hỏi lại cha mẹ, lúc ấy cha, mẹ các em sẽ phải... khóc dở, mếu dở thế nào?

Sáu năm đưa chương trình giảng dạy “mới” mà không có gì mới, nhưng lại có nhiều lỗi, thậm chí có những lỗi “chết người” để “trang bị kiến thức” chệch choạc cho học sinh với những nhóm lỗi như đã nêu trên đã là một sự vô trách nhiệm không thể chấp nhận. Huống chi, qua sự thẩm định của 80 chuyên gia thuộc Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đã đi đến một đánh giá chung khiến dư luận giật mình: Đáng lẽ phải có chương trình giảng dạy trước rồi mới viết SGK, nhưng Bộ GD-ĐT đã làm ngược lại viết SGK trước rồi xây dựng chương trình giảng dạy cho phù hợp với sách. Hậu quả là ta đã có một bộ SGK với chương trình giảng dạy nặng nề, nhiều sai sót về kiến thức, chồng chéo và không hấp dẫn được học sinh. Vậy giải phdẫn giải quyết vấn đề SGK như thế nào?

Theo GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn, từ trước tới nay chúng ta thiếu chương trình SGK chuẩn đã mang đến một hệ quả rắc rối cho xã hội, đó là việc phải học thêm của học sinh ngay từ năm lớp 1 là trái với nguyên tắc sư phạm, SGK lớp 1 có tới 59 đầu sách tham khảo, khiến các em ở lứa tuổi này chạy theo việc học thêm, còng lưng gánh sách tham khảo đã đánh mất quãng thời gian đẹp nhất của đời người. Hiện Bộâ GD-ĐT có một đề án trình Chính phủ cho phép nhiều cá nhân, tập thể tham gia biên sọan SGK là không hợp lý và kém hiệu quả. GS. Nguyễn Tăng, Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật VN đã có ý kiến rằng: Xã hội sẽ lên án nếu Bộ GD-ĐT không viết lại chương trình SGK hiên nay. Bởi vì việc biên soạn lại CT-SGK phù hợp với VN và đạt chuẩn mực quốc tế không mất quá nhiều thời gian và có thể triển khai đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 12 vào năm tới, kinh phí chỉ cần 100 tỉ đồng. Vấn đề là con người và tổ chức.

TỪ AN
Xem thêm: Trị liệu bằng tế bào gốc: triển vọng và quan tâm
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét