CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VI NẤM CADIDA KST



BỆNH VI NẤM CANDIDA

1. Bệnh vi ấm Candida hầu hết là do:
@A. Candida albicans
B. Candida tropicalis
C. Candida krusei
D. Candida stellatoidea
E. Candida zeylanoides
2. Người khoẻ mạnh khi xét nghiệm trực tiếp ta có thể tìm thấy vi nấm Candida ở:
A. Miệng
B. Ruột
C. Âm đạo
D. Phế quản
@E. Miệng, ruột, âm đạo, các nếp xếp da quanh hậu môn và phế quản của một số người được thử.
3. Vi nấm Candida albicans sống:
A. Ngoại hoại sinh trong ruột người
B. Nội hoại sinh trong ruột nhiều loài động vật
C. Nội hoại sinh trong ruột nhiều loài chim
@D. Nội hoại trong ruột người và nhiều loài động vật
E. Ngoại hoại sinh trong ruột người và nhiều loài động vật
4. Ở trạng thái nội hoại sinh, soi tươi các dịch sinh học từ niêm mạc có thể thấy vi nấm Candida ở dạng:
A. Nhiều tế bào hạt men và sợi giả
B. Nhiều tế bào hạt men nảy chồi
@C. Ít tế bào hạt men, hiếm khi thấy dạng nảy chồi
D. Nhiều tế bào hạt men nảy chồi, bào tử bao dày
E. Nhiều tế bào hạt men, hiếm khi thấy dạng nảy chồi
5. Đặc trưng của vi nấm Candida ở trạng thái ký sinh là:
A. Số lượng vi nấm tăng lên rất nhiều
@B. Có sợi tơ nấm giả
C. Số lượng vi nấm không thay đổi so với trạng thái sống hoại sinh
D. Số lượng vi nấm tăng lên rất nhiều và có sợi tơ nấm giả
E. Có nhiều bào tử đốt.
6. Người bị bệnh vi nấm Candida albicans do lây nhiễm qua:
A. Da
B. Tiêu hoá
C. Hô hấp
D. Sinh dục
@E. Phát sinh từ vi nấm Candida nội sinh
7. Yếu tố sinh lý thuận lợi để vi nấm Candida gây bệnh là:
@A. Có thai
B. Trẻ nhỏ bú mẹ
C. Phụ nữ tiền mãn kinh
D. Nữ giới tuổi dậy thì
E. Béo phì
8. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố bệnh lý thuận lợi cho vi nấm Candida gây bệnh:
A. Đái tháo đường
B. Béo phì
@C. Bệnh nấm da
D. Suy dinh dưỡng
E. Các bệnh ung thư đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch
9. Những nghề nghiệp sau đây dễ bị bệnh viêm quanh móng - móng do Candida trừ:
A. Bán nước đá
@B. Nhân viên kế toán trong các cửa hàng ăn uống
C. Bán cá
D. Bán nước giải khát
E. Làm bếp trong các cửa hàng ăn uống
10. Thuốc nào sau đây khi dùng điều trị sẽ làm thuận lợi cho vi nấm Candida phát triển và gây bệnh:
A. Kháng sinh phổ hẹp liệu trình ngắn ngày
B. Kháng histamin
C. Kháng sinh phổ rộng, liệu trình ngắn ngày
D. Kháng sinh phổ hẹp, liệu pháp corticoides, thuốc ức chế miễn dịch
@E. Kháng sinh phổ rộng, liệu pháp corticoides, thuốc ức chế miễn dịch
11. Trong  bệnh đẹn (tưa) do vi nấm Candida có các triệu chứng sau:
A. Niêm mạc miệng đỏ, khô xuất hiện các điểm trắng, sau đó hợp thành các mảng trắng, các mảng trắng mềm, dễ bóc, luôn kèm theo chảy máu răng lợi.
B. Niêm mạc miệng đỏ, khô xuất hiện các điểm trắng, sau đó hợp thành các mảng trắng, các mảng trắng cứng, khó bóc, luôn kèm theo chảy máu răng lợi
C. Niêm mạc miệng đỏ, khô xuất hiện các điểm trắng, sau đó hợp thành các mảng trắng, các mảng trắng mềm, khó bóc
@D. Niêm mạc miệng đỏ, khô xuất hiện các điểm trắng, sau đó hợp thành các mảng trắng, các mảng trắng cứng, khó bóc
E. Niêm mạc lưởi có màu trắng, đen hoặc đà rất khó bóc, gây chảy máu khi bóc.
12. Viêm thực quản do Candida gặp ở đối tượng nào sau đây:
@A. Trẻ bị đẹn nặng hoặc người già suy kiệt
B. Phụ nữ có thai 3 tháng cuối
C. Bệnh nhân bị bệnh béo phì
D. Phụ nữ có dùng thuốc tránh thai
E. Bệnh nhân đái tháo đường
13. Viêm âm đạo - âm hộ do Candida gặp ở:
A. Phụ nữ có thai
B. Phụ nữ tiền mãn kinh
C. Phụ nữ bị bệnh do dùng nước không sạch
D. Phụ nữ dùng thuốc ngừa thai
@E. Phụ nữ có thai hoặc đang dùng kháng sinh, thuốc thai.
14. Viêm da do Candida:
A. Gặp ở người da khô, sang thường vùng da mặt, vi nấm gây bệnh chủ yếu Candida albicans
@B. Gặp ở người da ẩm ướt, sang thương vùng da xếp nếp, vi nấm gây bệnh chủ yếu Candida albicans
C. Gặp ở người da khô, sang thương vùng kẻ tay chân, vi nấm gây bệnh chủ yếu Candida krusei
D. Gặp ở người ẩm ướt, sang thương vùng da xếp nếp, vi nấm gây bệnh chủ yếu Candida krusei.
E. Gặp ở người da khô, sang thương vùng da xếp nếp, vi nấm gây bệnh chủ yếu Candida krusei.
15. Chẩn đoán bệnh vi nấm Candida dựa vào:
A. Lâm sàng
B. Lâm sàng, các yếu tố thuận lợi: sinh lý bệnh lý, nghề nghiệp, thuốc men
C. Xét nghiệm vi nấm học
D. Chỉ cần  xét nghiệm nấm trực tiếp 
@E. Lâm sàng, các yếu tố thuận lợi: sinh lý bệnh lý, nghề nghiệp, thuốc men và xét nghiệm vi nấm học
16. Để xét nghiệm tìm vi nấm Candida, đối với bệnh phẩm là niêm mạc (âm đạo, miệng,...) người ta làm xét nghiệm với dung dịch:
A. KOH 20%
B. KOH 80%
@C. NaCl 9%0
D. NaCl bão hoà (37%)
E. NaCl 100%
17. Để xét nghiệm tìm vi nấm Candida, đối với bệnh phẩm là bột móng, vảy da, người ta làm xét nghiệm với dung dịch:
@A. KOH 20%
B. KOH 80%
C. NaCl 9%0
D. NaCl bão hoà (37%)
E. NaCl 100%
18. Môi trường nuôi cấy vi nấm Candida là:
A. Sabouraud agar
@B. Sabouraud agar + Chloramphenicol
C. Sabouraud agar + Cycloheximide (Actidion)
D. Sabouraud agar +Chloramphenicol + Cycloheximide (Actidion)
E. Sabouraud lỏng.
19. Đối với bệnh phẩm là chất lấy từ niêm mạc (miệng, âm đao, phế quản...) xét nghiệm trực tiếp nấm Candida là dương tính khi thấy:
A. Một vài tế bào nấm men dạng tròn, bầu dục
B. Một vài tế bào nấm men dạng nảy chồi
C. Một vài sợi nấm
@D. Nhiều sợi tơ nấm già và tế bào hạt men
E. Nhiều tế bào hạt men.
20. Để chẩn đoán vi nấm Candida đối với bệnh phẩm là niêm mạc:
A. Cần thiết phải cấy vào môi trường Sabouraud agar
B. Cần thiết phải cấy vào môi trường Sabouraud agar có kháng sinh
C. Cần thiết phải cấy vào môi trường Sabouraud agar có kháng nấm
D. Cần thiết phải cấy vào môi trường Sabouraud agar có kháng sinh và kháng nấm
@E. Không cần cấy nấm, quan sát trực tiếp bệnh phẩm quan trọng hơn cấy
21. Để chẩn đoán vi nấm Candida với bệnh phẩm là niêm mạc, không cần phải cấy nấm vì:
@A. Người bình thường có thể có ít vi nấm Candida hoại sinh nên cấy không cho phép phân biệt đó là nấm bệnh hay nấm hoại sinh
B. Người bình thường luôn luôn có nhiều vi nấm Candida hoại sinh nên cấy không cho phép phân biệt đó là nấm bệnh hay nấm hoại sinh
C. Nuôi cấy nấm không mọc
D. Nuôi cấy nấm mọcü rất chậm (sau 1 tháng)
E. Môi trường nuôi cấy rất phức tạp, cần nhiều nguồn dinh dưỡng nên ít được sử dụng trong chẩn đoán vi nấm học.
22. Đối với bệnh phẩm là mủ của một apxe chưa vỡ, kết quả xét nghiệm trực tiếp vi nấm Candida dương tính khi:
A. Có nhiều tế bào hạt men
B. Có nhiều tế bào nảy chồi
C. Nhiều tế bào hạt men và sợi tơ nấm giả
D. Nhiều tế bào hạt men, nảy chồi và sợi tơ nấm giả
@E. Chỉ cần sự có mặt của vi nấm Candida thì đã có ý nghĩa chẩn đoán dương tính.
23. Để chẩn đoán vi nấm Candida đối với bệnh phẩm là máu cần:
A. Xét nghiệm trực tiếp
B. Nuôi cấy
@C. Xét nghiệm trực tiếp và nuôi cấy trên môi trường Sabouraud agar + Chloramphenicol
D. Xét nghiệm trực tiếp và nuôi cấy trên môi trường Sabouraud agar + Cycloheximide
E. Xét nghiệm trực tiếp và nuôi cấy trên môi trường Sabouraud agar + Chloramphenicol + Cycloheximide
24. Khi nuôi cấy, vi nấm Candida mọc sau:
@A. 1-3 ngày
B. 4-6 ngày
C. 7-10 ngày
D. 11-15 ngày
E. Sau 15 ngày
25. Vi nấm Candida có thể gây bệnh:
@A. Viêm nội mạc cơ tim, nhiễm trùng đường tiểu
B.  Trứng tóc trắng
C. Viêm nảo - màng nảo
D. Lang ben
E.  Trứng tóc đen
26. Thương tổn móng do vi nấm Candida có các đặc điểm sau:
A. Bắt đầu từ bờ tự do của móng, vi nấm gây bệnh thường là Candida tropicalis
@B. Bắt đầu từ gốc móng kèm thương tổn phần da ở gốc móng. Vi nấm gây bệnh thường là Candida albicans
C. Bắt đầu từ bờ tự do của móng, kèm thương tổn phần da quanh móng, vi nấm gây bệnh là Candida albicans
D. Bắt đầu từ bờ bên của móng không kèm thương tổn của da bao quanh móng, vi nấm gây bệnh là Candida albicans
E. Bắt đầu từ bờ bên của móng, kèm thương tổn của d quanh móng, vi nấm gây bệnh thường là Candida tropicalis
27. Viêm âm đạo - âm hộ do vi nấm Candida có triệu chứng:
A. Ngứa hoặc rát bỏng ở âm hộ, ra khí hư màu xanh có nhiều bọt
B. Hoàn toàn không ngứa âm hộ chỉ ra khí hư màu xanh có nhiều bọt
@C. Ngứa hoặc rát bỏng ở âm hộ, ra khí hư giống sữa đông
D. Không ngứa âm hộ, ra khí hư giống sữa đông
E. Ngứa rát âm hộ, ra khí hư luôn kèm theo nhiều máu
28. Thuốc thường dùng để rà miệng cho trẻ sơ sinh bị đẹn (tưa) là:
A. Ketoconazole
B. Amphotericin B
C. Griseofulvin
@D. Nystatin
E. Dung dịch cồn ASA
29. Để đề phòng bệnh đẹn (tưa) cho trẻ sơ sinh:
A. Mẹ uống Nystatin trong 3 tháng cuối của thai kỳ
B. Sau khi trẻ ra đời, cho trẻ uống Clotrimazole trong vòng 7 ngày
C. Sau khi trẻ ra đời, cho trẻ uống Griseofulvin trong vòng 7 ngày
@D. Sau khi trẻ ra đời, cho trẻ uống Nystatin 100.000 đơn vị vào ngày thứ 2 và 3
E. Sau khi trẻ ra đời, cho trẻ uống Amphotericin B vào ngày thứ 2 và 3
30. Để phòng bệnh viêm quanh móng - móng ở những đối tượng làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước:
A. Uống thuốc kháng nấm định kỳ hàng tháng
B. Bôi thuốc kháng nấm tại chổ hàng ngày
C. Đeo bao tay cao su, đi giày cao su
D. Lau khô tay chân sau khi tiếp xúc với nước
@E. Bảo hộ lao động khi làm việc tiếp xúc với nước, vệ sinh sạch sẽ tay chân và lau khô tay chân khi làm việc.
31. Ở một số người bình thường xét nghiệm dịch âm đạo có thể thấy một ít tế bào vi nấm Candida
@A. Đúng.
B. Sai
32 Bệnh vi nấm Candida lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
A. Đúng.
@B. Sai
33. Phụ nữ có thai là một yếu tố bệnh lý thuận lợi để vi nấm Candida gây bệnh.
A. Đúng.
@B. Sai
34. Vi nấm Candida albicans nhạy cảm với Cycloheximide ( Actidion).
@A. Đúng.
B. Sai
35. Chẩn đoán bệnh do vi nấm Candida luôn cần cả xét nghiệm trực tiếp và nuôi cấy nấm.
A. Đúng.
@B. Sai
36. Để điều trị viêm âm đạo âm hộ do nấm Candida cần thiết phải dùng Nystatin theo đường uống.
A. Đúng.
@B. Sai



Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét