11 loại câu hỏi phỏng vấn xin việc


Dưới đây là 11 loại câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi đi xin việc
1. Buổi phỏng vấn thẩm tra lý lịch
Thẩm tra lý lịch là bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng của một công ty sau nhận được các đơn xin việc. Mục đích là để đánh giá tổng thể các kỹ năng và năng lực của những ứng viên tiềm năng và loại bỏ ra những ứng viên không đủ năng lực hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chỉ những ứng viên phù hợp với yêu cầu hoặc có năng lực mới có thể vượt qua vòng thẩm tra này. Kiểu phỏng vấn này thường ngắn và các ứng viên được yêu cầu thể hiện chính bản thân họ với cách ngắn gọn nhất để xem họ có phù hợp với công việc hay không.

2. Phỏng vấn qua điện thoại
Phỏng vấn qua điện thoại là một cách hữu ích để lựa chọn trước hoặc thẩm tra một số ứng viên tiềm năng cho công việc. Điều này giúp thu hẹp số lượng ứng viên và sẽ lựa chọn được ra những ứng viên phù hợp cho buổi phỏng vấn cá nhân. Hơn nữa, việc này giúp giảm chi phí tổ chức phỏng vấn bởi vì số lượng ứng viên đã được chọn lọc trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn cá nhân.

3. Buổi phỏng vấn tạo áp lực
Gây áp lực là thuật ngữ vật lý chỉ hành động của một người tác động lên một người khác. Mặc dù kiểu phỏng vấn này có vẻ gây khó khăn cho ứng viên, nhưng rất nhiều người phỏng vấn có kinh nghiệm thường dùng kiểu phỏng vấn này. Trong một buổi phỏng vấn tạo áp lực, những người phỏng vấn sẽ hỏi những câu hỏi tạo ra áp lực cho ứng viên để họ có thể đánh giá khả năng của họ trong môi trường áp lực cao. Hơn nữa, kiểu phỏng vấn tạo áp lực nhằm kiểm tra khả năng của ứng viên khi làm việc trong môi trường bận rộn. Các câu hỏi trong buổi phỏng vấn tạo áp lực thường liên quan tới các dự án đa nhiệm vụ, làm việc thêm giờ hay giải quyết tranh chấp trong công việc.

4. Phỏng vấn theo nhóm
Buổi phỏng vấn nhóm là buổi phỏng vấn gồm một nhóm những người phỏng vấn và một nhóm ứng viên. Mục đích của buổi giám sát này nhằm tìm ra các ứng viên phù hợp cho các vị trí quản lý hoặc vị trí quan hệ công chúng (các vị trí đòi hỏi ứng viên phải biết giao tiếp với cộng đồng). Những ứng viên xuất sắc được tập trung lại thành một nhóm từ 8-10 người. Sau đó, họ sẽ được yêu cầu thảo luận về những chủ đề mà người phỏng vấn đưa ra. Người phỏng vấn sẽ quan sát và đánh giá khả năng giao tiếp, cách thuyết phục và thảo luận với người khác của các ứng viên. Thêm nữa, người phỏng vấn có thể đong đếm khả năng cảu ứng viên trong việc thuyết phục và hợp tác với người khác.

5. Buổi phỏng vấn của ban hội thẩm
Cả ban hội thẩm cùng xuất hiện trong buổi phỏng vấn cũng là một cách phỏng vấn. Trong những buổi phỏng vấn kiểu như vậy, ứng viên sẽ phải trả lời các câu hỏi của rất nhiều người phỏng vấn là các nhân viên trong công ty. Những người phỏng vấn này có thể yêu cầu ứng viên thể hiện kỹ năng hay khả năng hoặc chẳng hạn kể lại chi tiết những gì mà ứng viên viết trong đơn xin việc. Thêm vào đó, ứng viên có thể bị yêu cầu đưa ra cách giải quyết cho một tình huống mà ban hội thẩm đưa ra. Trong những buổi phỏng vấn kiểu thế này, người phỏng vấn muốn biết ứng viên có biết cách tận dụng những kiến thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống trong đời sống hàng ngày hay không.

6. Phỏng vấn trong bữa ăn
Đừng để bữa ăn làm chệch hướng của bạn. Đây cũng là một tình huống trong buổi phỏng vấn. Vì vậy, hãy cư xử đúng mực trên bàn ăn. Hãy để bữa ăn như một cách để bạn cảm thấy thoải mái nhưng nhớ đừng quá chú trọng đến nó.

7. Buổi phỏng vấn về khả năng xử lý tình huống
Buổi phỏng vấn về khả năng giải quyết vấn đề là kiểu phỏng vấn mà mục đích là tìm ra những ứng viên có kỹ năng phù hợp với công việc. Trong những buổi phỏng vấn kiểu này, người phỏng vấn sẽ không hỏi bạn sẽ làm gì mà thay vào đó họ hỏi bạn đã làm gì. Họ muốn biết bạn đã xử lý những tình huống mà bạn đã gặp phải như thế nào, dựa vào câu trả lời của bạn, họ sẽ có thể đánh giá cách mà bạn sẽ xử lý tình huống trong tương lai.

STAR là từ viết tắt cho một chu trình mà trong đó:
• S = Tình huống (situation): miêu tả tình huống
• T = Nhiệm vụ (task): xác định mục tiêu mà bạn phải đạt được
• A = Hành động (action): định rõ những việc mà bạn phải làm để đạt được mục tiêu
• R = Kết quả (result): kết quả mà bạn mong muốn là gì?

8. Buổi phỏng vấn về các trường hợp hay buổi phỏng vấn về tình huống
Kiểu phỏng vấn về các tình huống là kiểu phỏng vấn phù hợp cho các công ty tư vấn hay công ty tài chính. Các ứng viên sẽ được yêu cầu giải quyết một vấn đề, một tình huống hay một cuộc tranh luận có thể xảy ra tại nơi làm việc trong tương lai.

9. Phỏng vấn trực tiếp
Trong buổi phỏng vấn trực tiếp, bạn sẽ tham gia trực tiếp với một người phỏng vấn (thông thường người này sẽ quyết định xem bạn có đủ năng lực hay không). Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn của ban hội thẩm hay nhóm bạn sẽ tiếp tục vào phỏng vấn ở vòng này và khả năng cũng như kỹ năng của bạn đã được kiểm chứng. Và bây giờ, bạn phải đối mặt với một người phỏng vấn và bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi cụ thể về công việc cũng như về bạn. Để có thể vượt qua vòng phỏng vấn này, bạn không những phải nhấn mạnh lại khả năng và kỹ năng của bạn mà bạn còn phải biết cách tạo mối quan hệ thân thiện với người phỏng vấn.

10. Những vòng phỏng vấn tiếp theo
Trong một số trường hợp, số lượng ứng viên lên tới hàng nghìn vì vậy quá trình tuyển dụng sẽ rất khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, có thể sẽ có rất nhiều buổi phỏng vấn thẩm tra để loại bỏ bớt các ứng viên và bạn sẽ phải vượt qua các buổi phỏng vấn này để trở thành một ứng viên tiềm năng. Cũng có thể sẽ có rất nhiều người phỏng vấn. Hãy nhớ rằng, kiên nhẫn đóng vai trò quyết định trong các buổi phỏng vấn này.

11. Buổi phỏng vấn quyết định
Luôn luôn có một người sẽ đưa ra quyết định xem bạn có được tuyển dụng hay không. Thông thường, trong buổi phỏng vấn thứ ba, bạn sẽ gặp người này. Họ sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi rất hóc búa. Chỉ một vài ứng viên có thể đáp ứng được để tham gia buổi phỏng vấn với những người này. Vượt qua buổi phỏng vấn này, bạn sẽ được nhận vào làm. Nếu không vượt qua được, bạn có thể không giành được công việc; tuy nhiên, bạn sẽ vẫn có thể nằm trong danh sách tiềm năng. Kiên nhẫn, Lịch sự, Chuyên nghiệp và Thân thiện là những chìa khóa dẫn tới thành công trong buổi phỏng vấn này. Nhà tuyển dụng có thể hỏi những người khác về bạn, thậm chí hỏi bất cứ thành viên nào trong hội đồng phỏng vấn. Hãy giữ đầu óc tỉnh táo khi đối diện với những con người rất quan trọng này (VIP) và bạn sẽ có được công việc bạn mơ ước.

Xem thêm: Cụ thể 7 mẫu đơn xin việc thường gặp
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét