VÌ SAO BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THÌ CAO HUYẾT ÁP, NHIỄM TRÙNG CHI

             Bệnh tiểu đường lâu ngày sẽ làm cho mạch máu bị xơ vữa (thành mạch máu mất tính đàn hồi) lòng mạch máu có nhiều mảng cholesterol bám vào làm cản trở dòng chảy. Để đảm bảo đủ máu nuôi các cơ quan trong cơ thể thì tim chỉ còn cách phải tăng lực bóp để đẩy máu đi (lực bóp này ngày càng lớn dần để thắng sức cản của mạch máu). Vì vậy huyết áp của những người bệnh tiểu đường sẽ dần tăng lên theo thời gian (Đây là cơ chế gây tăng huyết áp của những người bị bệnh tiểu đường).

           Như trên đã nói, bệnh tiểu đường làm cho mạch máu bị xơ vữa, mất tính đàn hồi nên việc cung cấp máu cho các tế bào của các cơ quan trong cơ thể sẽ khó khăn hơn ở người thường.Những vùng xa tim (đầu các ngón chân, ngón tay ...) thì máu đến những vị trí này khó khăn hơn (nhất là những nơi có mạch máu nhỏ - còn gọi là mao mạch).Máu có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi tế bào và kháng khuẩn (đưa bạch cầu tới chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể). Vì vậy, nếu một vùng nào đó của cơ thể người bị bệnh tiểu đường bị nhiễm trùng (hoặc bị vết thương) thì vùng đó sẽ rất lâu lành và nguy cơ nhiễm trùng rất cao do máu nuôi dưỡng vùng đó ít hơn.
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét